Ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An sẽ thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2022 đạt hơn 63.000 tấn.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, năm 2021, dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên, bằng sự linh hoạt, năng động của ngành thủy sản, năm 2021, cả tỉnh đạt trên 23.000ha nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, diện tích nuôi ngọt gần 20.400ha, diện tích nuôi mặn lợ 2.650 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 63.300 tấn. Đưa giá trị sản xuất đạt trên 2.100 tỷ đồng, bằng 107,89% so năm 2020.
Trong đó, nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản được nông dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi tôm theo nhiều giai đoạn ở thị xã Hoàng Mai, các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc; các mô hình nuôi ốc bươu đen, cá lóc, lươn... ở các huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất nuôi trồng thủy sản chưa cao, đặc biệt trong nuôi tôm và cá rô phi thương phẩm. Do bệnh trên động vật thủy sản thường xuyên xảy ra; một số hộ nuôi chưa tuân thủ nghiêm túc trong công tác khai báo bệnh, dập dịch khử trùng, tiêu độc trước và sau khi bệnh xảy ra; hạ tầng cơ sở bị xuống cấp, một số vùng nuôi hệ thống kênh cấp đã bị bồi lắng và chưa có kênh cấp, thoát nước riêng biệt...
Năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đặt mục tiêu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 21.500ha. Trong đó, diện tích nuôi ngọt 19.000ha; nuôi mặn lợ 2.500ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 63.000 tấn; sản xuất tôm giống 2 tỷ 400 triệu con; sản xuất cá giống các loại 850 triệu con.
Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo một cách quyết liệt để hoàn thành kế hoạch. Trong đó, tập trung áp dụng công nghệ nuôi để tăng sản lượng nuôi trồng; phát triển các thủy đặc sản trên mặt hồ nước lớn. Đối với nuôi mặn lợ, tập trung đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng. Tăng cường hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho đồng bào vùng cao, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng nuôi mới, gắn với chế biến, tiêu thụ. Xây dựng trại sản xuất cá giống trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tập thể thuê đất kéo dài nhiều năm để đầu tư nuôi thủy.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.