Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 8 năm 2021 | 18:16

Nghệ An sẽ hỗ trợ lao động tự do mất việc do dịch Covid-19

Lao động tự do trên địa bản tỉnh Nghệ An sẽ được hỗ trợ nếu bị mất việc làm trong thời gian thực hiện cách ly, giãn cách xã hội hoặc tạm dừng các hoạt động dịch vụ thiết yếu theo quyết định của UBND tỉnh, UBND cấp huyện.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19, tại phiên họp thường kỳ tháng 7, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã thống nhất chủ trương cho phép UBND tỉnh ban hành Quyết định “quy định chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch Covid -19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Lao động tự do là đối tượng yếu thế, chịu nhiều ảnh hưởng nhất do dịch covid- 19
Lao động tự do là đối tượng yếu thế, chịu nhiều ảnh hưởng nhất do dịch Covid- 19

 

 

Theo dự thảo Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An, phạm vi áp dụng dành cho đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch Covid -19 theo quy định tại điểm 12, Mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid -19 làm những công việc sau: Thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, xe mô tô 2 bánh, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ, nhà ga, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, bến xe; lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động, bán báo lưu động, đánh giày; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (sao bóp y học, châm cứu), cơ sở làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail); bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; phụ xe ô tô chở khách; thợ hồ, thợ xây; làm công việc thuộc một số dịch vụ không thiết yếu phải tạm dùng hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An bao gồm: Quán bar, karaoke, vũ trường, xông hơi, massage, spa, phòng rập gym, yoga, bi-a, dịch vụ trò chời điện tử, diểm truy cập Internet.

Người lao động làm một trong các công việc trên được hỗ trợ khi bị mất việc làm trong thời gian thực hiện cách ly, giãn cách xã hội hoặc tạm dừng các hoạt động dịch vụ thiết yếu theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An, UBND cấp huyện và đang cư trú hợp pháp theo quy định của Luật Cư trú trong khu vực cách ly, giãn cách xã hội theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Riêng đối tượng làm việc thuộc một số dịch vụ không thiết yếu được xét hỗ trợ trong phạm vi toàn tỉnh theo quyết định của UBND tỉnh. 

Dự thảo cũng quy định, mức hỗ trợ là 50.000 đồng/ngày/người tính theo thực tế số ngày bị mất việc hoặc tạm dừng hoạt động nhưng không quá 1,5 triệu đồng/người/lần hỗ trợ. Thời gian hỗ trợ từ ngày 1/5/2021 đến 31/12/2021.

 Hiện, các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương đang khẩn trương ra soát danh sách, sớm giải quyết nhanh gọn, đúng đối tượng để người lao động được động viên, chia sẻ kịp thời.

 

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top