Hội đồng Thẩm định công nhận làng nghề truyền thống tỉnh Nghệ An vừa thẩm định công nhận hai làng nghề truyền thống ở huyện Con Cuông.
Ngày 27/10, Hội đồng Thẩm định công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh Nghệ An đã thẩm định hai làng nghề truyền thống ở huyện Con Cuông. Đó là Làng nghề rượu cần tại bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức và Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục.
Làng nghề rượu cần tại bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức là làng nghề có từ lâu đời gắn bó mật thiết trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào Thái. Trước đây, bà con Mậu Đức làm rượu cần để phục vụ cho gia đình mình trong các dịp lễ, tết, mừng nhà mới, mừng đám cưới…, nhưng nay đã trở thành sản phẩm hàng hóa để bán ra thị trường. Đến nay, đã có 102 hộ làm nghề, với công suất bình quân khoảng 200-230 lít rượu trên ngày, mỗi tháng bình quân từ 5-6 nghìn lít, có doanh thu từ 1,9-2 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt từ 16-17 triệu đồng/lao động/năm.
Hiện nay, người dân đồng bào Thái ở bản Kẻ Mẻ, Kẻ Trằng, Chòm Muộng, xã Mậu Đức thành lập các tổ làm rượu cần, họ được coi là những người truyền bí quyết làm rượu. Trong mỗi nhà ít nhất có 5-6 chum rượu cần và nhất thiết phải là chum sành. Khi khách đến mua, sẽ chuyển rượu từ chum cũ sang chum mới cho khách mang về. Bà con lại làm tiếp mẻ mới từ những chiếc chum có tuổi đời từ hàng chục năm.
Còn Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục cũng đã có từ lâu, tuy có những thăng trầm, nhưng được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ, những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh, đến nay đã có 41 hộ gia đình với 48 lao động tham gia. Làng có 3 tổ nấu rượu tập trung tại 3 hộ gia đình, luôn có từ 30-40 lao động.
Với công suất bình quân khoảng 200-300 lít rượu trên ngày; mỗi tháng bình quân từ 6-7 nghìn lít. Hình thức sản xuất thủ công truyền thống, men lá được ủ lên từ 12 thảo dược tự nhiên, công cụ đơn giản, dễ sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
Thu nhập bình quân của hộ làng nghề là hơn 28 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 18 triệu đồng/người/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong huyện, tỉnh và một số tỉnh khác trong nước.
Sau khi đi kiểm tra thực tế sản xuất của 2 làng nghề nói trên, các thành viên Hội đồng thẩm định đã nhất trí Làng nghề Rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục và Làng nghề rượu cần ở bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí để Hội đồng thẩm định cấp bằng công nhận làng nghề.
Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng cũng đề nghị chính quyền huyện Con Cuông, xã Đôn Phục và xã Mậu Đức nên chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cụ thể; các hộ gia đình làng nghề cần quan tâm xây dựng quy chế chặt chẽ cho người dân khi tham gia làng nghề; tận dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương, chú trọng vấn đề xử lý môi trường, cải tiến mẫu mã… để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.