Cảng Cửa Lò được xem là cửa ngõ quốc tế trên hành lang kinh tế khu vực miền Trung nhằm thúc đẩy hàng hóa thương mại qua biên giới. Việc mở tuyến vận tải quốc tế từ cảng Cửa Lò là yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết thúc đẩy phát triển kinh tế Nghệ An.
Cảng Cửa Lò xây dựng vào năm 1979, nằm ở phía Nam bờ sông Cấm, thuộc địa phận phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò. Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp, cảng có tổng diện tích 32ha, với 4 cầu cảng dài 780m. Hiện tại cầu tàu 1 và 2 có độ sâu từ -8,5 m có thể cho tàu 15.000 tấn vào; cầu số 3, số 4 có độ sâu - 9,5m để tàu 25 ngàn tấn có thể vào. Tại cảng, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại đồng bộ, có cần cẩu sức nâng 130 tấn để bốc xếp các loại hàng siêu trường siêu trọng.
Sở hữu vị trí thuận lợi, cảng Cửa Lò là một trong những dự án cảng trọng điểm của tỉnh Nghệ An, là đầu mối vận tải hàng hóa thương mại quốc tế và nội địa quan trọng bậc nhất của toàn khu vực bắc Trung Bộ.
Không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nghệ An, cảng Cửa Lò còn là mắt xích chiến lược kết nối các vành đai kinh tế trong chuỗi hoạt động logistics của cả nước.
Những năm qua, Cảng Nghệ Tĩnh đã từng bước vươn lên đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, hội nhập quốc tế. Năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,649 triệu tấn, trong đó hàng container là 86,449 teus (container tương đương 2,2 tấn). Năm 2022, lần đầu tiên Cảng Cửa Lò đón tàu quốc tế chở 1.000 teus, tương đương 23.000 tấn vào cập cảng. Để đáp ứng nhu cầu giao thương, vận tải hàng hóa, cảng đang được đầu tư xây dựng cầu tàu số 5 và số 6 với độ sâu -13,7 để tàu 70.000 tấn có tiếp nhận, chuyển tải được.
Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng container qua cảng Cửa Lò, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An vừa phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) và Công ty Cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng container qua cảng Cửa Lò”.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đề xuất ý kiến nhằm xây dựng chuỗi logistics kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu đóng container qua cảng Cửa Lò, từ đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tiết giảm được chi phí, thuận tiện trong việc vận chuyển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đã tạo tiền đề để hãng tàu SITC Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khai thác dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh xúc tiến, hoàn thiện kế hoạch mở tuyến vận tải container đường biển tại cảng Cửa Lò đi quốc tế trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều hạn chế được xem là “điểm nghẽn” trong chuỗi logistics tại Nghệ An, được các doanh nghiệp cho biết đó là hạ tầng logistics, hệ thống kho hàng, bến bãi trên địa bàn Nghệ An vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu chuyên dụng (như kho lạnh, kho bảo quản hàng hóa đặc biệt…); việc giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án phát triển trung tâm logistics gặp khó khăn. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát triển dịch vụ logistics, trong kết nối giữa các loại hình dịch vụ vận tải...
Để tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động vận tải và dịch vụ logistics, tỉnh Nghệ An đang rà soát và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, nâng cao năng lực doanh nghiệp, phát triển dịch vụ logistics và dịch vụ vận tải kho bãi. Tiếp tục hoàn thiện phát triển hệ thống kho bãi, trang bị đầy đủ các thiết bị xếp dỡ để thu gom hàng lẻ, tập trung đóng hàng vào container, xuất khẩu bằng đường biển một cách thuận lợi.
Tỉnh Nghệ An cũng có báo cáo kiến nghị Bộ GTVT quan tâm chỉ đạo và có định hướng cụ thể trong việc Quy hoạch xây dựng 1 trung tâm logistics tại Nghệ An giai đoạn 2020-2030. Từ đó, quan tâm hỗ trợ về mặt kinh phí để Nghệ An tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng cảng, bến thủy nội địa, cũng như tiếp tục đầu tư hạ tầng phục vụ logistics trên địa bàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.