Sáng 11/1, Liên minh HTX Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh tế tập thể, HTX và Liên minh HTX tỉnh năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Năm 2021, Nghệ An thành lập mới 34 HTX, nâng tổng số HTX trên toàn tỉnh lên 828 HTX. Số lượng Liên hiệp HTX là 2 đơn vị, bằng năm 2020.
Mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng số HTX hoạt động có hiệu quả tốt là 435 HTX (chiếm 53%); số HTX hoạt động trung bình là 357 HTX (chiếm 43%); HTX hoạt động kém hiệu quả là 30 HTX (chiếm 4,0%); đã tiến hành các thủ tục giải thể 6 HTX theo quy định.
Doanh thu bình quân năm 2021 của một HTX đạt hơn 2,2 tỷ đồng; thu nhập lao động đạt bình quân 56 triệu đồng/năm. Nhiều HTX đã xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn trên các lĩnh vực thương mại, sản xuất chế biến nông sản, hải sản, dược liệu. Đến nay, có 21/21 huyện, thành, thị có ít nhất 1 mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị.
Năm 2022, Liên minh HTX tỉnh đặt chỉ tiêu: Tư vấn thành lập mới từ 40-50 HTX, 1 - 2 Liên hiệp HTX. Vận động thu hút 20 - 30 HTX tham gia thành viên Liên minh HTX tỉnh. Hỗ trợ 5-7 HTX xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị bằng nguồn ngân sách của tỉnh; hỗ trợ xây dựng thêm 1-2 cửa hàng nông sản sạch. Tổ chức và phối hợp tham gia 4 hội chợ trong và ngoại tỉnh, 2 hoạt động kết nối cung cầu, thực hiện 2 lớp đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác Website hợp pháp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Trong năm, Liên minh HTX tỉnh đã triển khai đồng bộ, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm.
Để lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX phát triển hiệu quả hơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo một số nội dung trọng tâm: Xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, HTX là xu thế tất yếu, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các sở, ngành, cơ quan, địa phương.
Tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ đã được Liên minh HTX Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao và kế hoạch, chiến lược phát triển KTTT; đồng thời phải chọn nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, phân công cụ thể cho Thường trực, BTV, BCH để triển khai thực hiện và đánh giá kết quả.
Liên minh HTX tỉnh cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; nhất là việc phối hợp xây dựng, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Đề án, chương trình, kế hoạch liên quan đến hoạt động kinh tế tập thể, HTX. Sớm tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh; xây dựng phương án để xin ý kiến các ngành chuyển đổi mô hình Quỹ theo tinh thần Nghị định 45 của Chính phủ. Tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ HTX. Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; kịp thời triển khai thực hiện chuyển đổi số trong hệ thống HTX.
Mô hình rau sạch tại huyện Diễn Châu.
Đối với các HTX, phải tự thân vươn lên, đề cao vị trí, vai trò của ban quản lý, nhất là vai trò người đứng đầu HTX. Bảo đảm hài hòa lợi ích đa dạng của các thành viên; quản trị dân chủ, minh bạch; thực hiện đổi mới, sáng tạo và đầu tư công nghệ vào sản xuất, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm...
Các sở, ngành, địa phương quan tâm nhiều hơn về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, làng nghề, bố trí các nguồn lực để hỗ trợ việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã; ưu tiên phát triển hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn, gắn xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.