Không chỉ giỏi hát Then, đàn Tính, ông còn tự sáng tác lời hát, làm được đàn Tính, đồng thời truyền dạy vốn văn hóa cổ truyền cho thế hệ trẻ. Ông là nghệ nhân dân gian Lương Thiêm Phú, Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ xã Tình Húc (Bình Liêu - Quảng Ninh).
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Phú vẫn rất đam mê với nghiệp hát Then.
Nghệ nhân Lương Thiêm Phú sinh ra và lớn lên giữa bản làng người Tày, ngay từ nhỏ ngọn lửa đam mê hát Then, đàn Tính đã ngấm vào máu thịt qua lời hát ru của bà. Tiếng đàn Tính của mẹ chính là cơ duyên đưa ông tiếp xúc sớm với môn nghệ thuật đặc sắc này. Theo thời gian, làn điệu hát Then và tiếng đàn Tính cũng lớn dần, thấm sâu vào tâm trí và nuôi dưỡng tâm hồn ông.
Ông Phú tâm sự: “Thuở nhỏ, cứ mỗi lần thấy người lớn trong bản hát Then, tôi đều chạy đến nghe rồi nhẩm hát theo, cứ thế tôi biết hát Then từ lúc nào chẳng rõ. Thấy tôi thích, mọi người cũng chỉ bảo thêm về cách luyến láy, ngân giọng và dạy tôi nhiều bài hát Then mới”.
Với niềm đam mê hát Then, năm 1960, ông Phú thành lập đội văn nghệ thôn, tham gia biểu diễn văn nghệ ở nhiều nơi. Từ đó đến nay, ông tham gia không biết bao nhiêu hội diễn, từ huyện đến tỉnh và giao lưu với tỉnh bạn như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng... Bằng giọng hát trầm ấm, mềm mại cùng những ngón đàn Tính điêu luyện, ông để lại nhiều dấu ấn trong lòng người nghe.
Với mong muốn mang tiếng Tính, điệu Then đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tháng 12/2007, câu lạc bộ hát Then Chang Nà, xã Tình Húc được thành lập do ông Phú làm Chủ nhiệm. Từ khi thành lập, câu lạc bộ hoạt động khá hiệu quả và đạt được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi.
Ngoài niềm đam mê hát Then, ông Phú cùng với các thành viên trong CLB còn sưu tầm và đặt lời mới cho hàng trăm bài hát Then. Điển hình, nhân dịp bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, ông sáng tác bài hát Then để vận động bà con đi bầu cử đúng thời gian, đúng luật và sáng tác bài Then chào mừng bầu cử thành công.
Ngoài ra, ông còn sáng tác nhiều bài hát Then về xây dựng nông thôn mới, ca ngợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ca ngợi quê hương, đất nước, con người. Bên cạnh đó, ông Phú còn mở hàng chục lớp dạy hát Then cho hàng trăm người. Đặc biệt, các lớp dạy hát Then, đàn Tính cho các cháu nhỏ trong thôn, ông đều dạy miễn phí.
Ông Phú truyền dạy cách đánh đàn Tính và hát Then cho thế hệ trẻ.
Em Hoàng Trần Bảo Uyên (thôn Chang Nà) tâm sự: “Cháu rất vui vì được ông Phú dạy cho cách hát Then và đánh đàn Tính. Qua đó, cháu thấy thêm yêu hơn giai điệu của quê hương mình. Cháu sẽ cố gắng hơn nữa để cùng những thế hệ trước giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc”.
“Mấy đứa trẻ mà tôi đang dạy xem ra chúng cũng học nhanh và yêu hát Then, đàn Tính lắm. Các cháu mới học một thời gian mà đã hát được khá nhiều bài và đánh được cơ bản các nốt nhạc. Thời gian tới, tôi sẽ cho các cháu đi giao lưu biểu diễn để các cháu quen dần. Bây giờ già rồi, tôi chỉ mong lớp trẻ sẽ nối tiếp và phát huy hơn nữa bản sắc dân tộc mình để hát Then, đàn Tính được lưu truyền mãi”, ông Phú bộc bạch.
Nói về ông Phú, người dân trong thôn ai cũng dành cho ông những lời khen và tình cảm đặc biệt. Ông Hoàng Sinh (thôn Chang Nà) chia sẻ: “Tôi rất ngưỡng mộ niềm đam mê hát Then của ông Phú, ông không quản ngại khó khăn, vất vả vì niềm đam mê ca hát. Ông còn truyền dạy cho người dân trong thôn và các cháu nhỏ trong bản hát Then và đánh đàn Tính”.
Ghi dấu chặng đường đam mê hát Then của ông Phú là hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ. Trong đó, cá nhân ông được tặng 6 Giấy khen và Bằng khen. Đặc biệt, năm 2014 ông Phú đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.
Trò chuyện cùng ông, tôi dường như đã hiểu vì sao mà dù ở cái tuổi gần 80 nhưng ông Phú vẫn giữ được sự trẻ trung, yêu đời, nhanh nhẹn đến vậy. Có lẽ chính sự nhiệt huyết và niềm đam mê hát Then, đàn Tính đã thôi thúc ông luôn hoạt động, tìm tòi, học hỏi không ngừng nghỉ.
Chia tay ông khi mặt trời xế bóng, tôi ghi nhớ mãi những mong mỏi của ông: “Chỉ mong rằng, bên cạnh những bài hát nhạc trẻ hiện đại, hát Then, đàn Tính của dân tộc Tày vẫn sẽ được thế hệ trẻ yêu mến, tìm tòi, sáng tạo và phát triển hơn nữa. Có như thế mới không bị mất đi cái hồn cốt của dân tộc”.
Ghi dấu chặng đường đam mê hát Then của ông Phú là hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ. Trong đó, cá nhân ông được tặng 6 Giấy khen và Bằng khen. Đặc biệt, năm 2014, ông Phú được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam vì đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. |
La Lành
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.