Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2016, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo đảm nhân dân đón tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và nếp sống văn minh...
Điều tiết bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì chủ động dự báo về biến động giá dầu thô thế giới, phân tích đánh giá các tác động, xây dựng, báo cáo các phương án và giải pháp cân đối thu chi ngân sách nhà nước; chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ giá cả hàng hóa, dịch vụ, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá theo quy định; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bộ Công Thương tích cực triển khai các biện pháp điều tiết bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu; bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là trong dịp Tết; chủ trì xây dựng đề án trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết về việc thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do Thế hệ mới, trong đó các Hiệp định TPP.
Bảo đảm tất cả người dân đều được đón Tết cổ truyền
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; kịp thời hỗ trợ, động viên, bảo đảm cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đón Tết cổ truyền; theo dõi, rà soát tình hình thiếu đói, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện xuất cấp hàng dự trữ quốc gia, không để xảy ra thiếu đói trong dịp Tết và giáp hạt.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và nếp sống văn minh.
Bộ Công an tập trung chỉ đạo lực lượng nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán.
Phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo triển khai các biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp Tết; phối hợp kiểm tra, kiểm soát bảo đảm không tăng giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe trong dịp Tết; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ vé tàu, vé xe, chèn ép hành khách; chủ động phương án, biện pháp quyết liệt khắc phục kịp thời tình trạng ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, nhất là tại các vị trí giao thông trọng điểm, các thành phố lớn.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, cháy nổ, đốt pháo, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả ba tiêu chí trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán.
Chủ động ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan dịch bệnh
Tại Nghị quyết, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống rét đậm, rét hại, dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi; khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp thiệt hại, kiến nghị của các địa phương, đề xuất phương án hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, khôi phục lại sản xuất.
Cùng với đó, Bộ Y tế đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do rét đậm, rét hại; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để khám chữa bệnh phục vụ nhân dân trong dịp Tết; chủ động phương án ứng phó, ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan dịch bệnh nguy hiểm; tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện, công bố phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016 theo hướng tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một cụm thi, bảo đảm an toàn, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh; có phương án khắc phục những bất cập, hạn chế trong công bố kết quả thi và sử dụng kết quả thi để phục vụ tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhất là ở một số trường đại học có đông thí sinh đăng ký xét tuyển...
Chính phủ thống nhất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012.
Cụ thể, Chính phủ thống nhất chuyển nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 1/9/2012 theo mức suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% và được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp từ ngày 1/1/2013 theo quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012.
Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện; đồng thời, phối hợp với Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để trình Chính phủ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng theo thủ tục rút gọn.
P.V
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.