Ngày 9/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Gói hỗ trợ này đến tay đã giúp người nghèo Hà Tĩnh vơi đi phần nào nỗi vất vả trong cuộc sống.
Một quyết sách vững lòng người yếu thế
Vợ chồng không có việc làm, con cái thường xuyên ốm đau bệnh tật, cuộc sống của anh Hoàng Huy Chương, thôn Vĩnh An, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn, nay càng thêm khó vì những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Anh Hoàng Huy Chương cho biết: “Khi nghe tin Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người nghèo trong dịch bệnh, tôi thật sự mừng. Thật may, trong khó khăn, chúng tôi không bị bỏ rơi lại phía sau”.
Gia đình ông Kiều Huyến (75 tuổi) ở tổ dân phố Tuần Cầu, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) là hộ nghèo. Ông Huyến hiện đang nuôi em gái hơn 70 tuổi bị tàn tật. Khi chưa có dịch Covid-19, hằng ngày, ông đi làm thuê cho bà con trong phường để có thêm thu nhập. Từ ngày dịch bệnh bùng phát, nhất là khi cả nước thực hiện cách ly xã hội, cuộc sống của gia đình ông càng khó khăn hơn.
Khi nhận được thông tin Chính phủ sẽ hỗ trợ mỗi thành viên hộ nghèo 250.000 đồng/tháng (hỗ trợ trong 3 tháng), ông Huyến vui lắm. “Tôi rất vui trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với những người yếu thế. Bên cạnh đó, thời gian qua, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương cũng luôn quan tâm giúp đỡ gia đình tôi phòng chống dịch bệnh như tặng khẩu trang, xà phòng, nước sát khuẩn...”.
“Theo dõi các diễn biến liên quan đến dịch Covid-19, tôi rất vui mừng vì trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, Chính phủ đã đưa ra một gói hỗ trợ chưa từng có trong lịch sử, hướng đến hàng triệu người dân khó khăn. Đó là gói an sinh 62.000 tỷ đồng, trong đó những người có công với cách mạng, đối tượng hưởng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng như tôi (thương binh hạng 3/4) được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng trong 3 tháng. Tôi cũng rất lo lắng nếu dịch bệnh kéo dài, việc cách ly xã hội tiếp tục thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập hằng ngày của nhiều người, trong đó có gia đình tôi. Gói trợ cấp kịp thời đã thực sự như là chiếc “phao cứu sinh” cho hàng triệu người lao động, người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, thiết thực của Đảng, Nhà nước với người khó khăn, giúp chúng tôi giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống” ông Nguyễn Mạnh Hà, xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xúc động, chia sẻ.
275.000 người được xem xét, giải quyết hỗ trợ
Ngày 9/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 42, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội và các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát để khi triển khai hỗ trợ tránh trùng lặp hoặc bỏ sót đối tượng, nhất là chống trục lợi chính sách.
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, Hà Tĩnh dự kiến có 275.000 người thuộc 7 nhóm đối tượng được xem xét, giải quyết các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ với tổng kinh phí thực hiện dự kiến trên 468 tỷ đồng.
Trong đó, hỗ trợ 67.576 người lao động bị mất việc làm với số tiền dự kiến hỗ trợ trên 233 tỷ đồng; hỗ trợ 207.546 người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, với kinh phí dự kiến thực hiện gần 235 tỷ đồng.
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 17.352 hộ nghèo, với 37.520 nhân khẩu (trong đó có 8.328 hộ nghèo là đối tượng bảo trợ xã hội); 19.374 hộ cận nghèo, với 64.276 nhân khẩu; 63.424 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng và 42.326 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh ngay sau khi Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ được ban hành, Sở đã giao cho các huyện tổ chức rà soát, lập danh sách người có công, hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; rà soát, thu thập thông tin về nhóm người lao động và doanh nghiệp khó khăn do dịch Covid-19. Trước mắt Hà Tĩnh đã tập trung triển khai chi trả hỗ trợ cho đối tượng người có công với cách mạng; hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.