Khi tiết trời heo may, những ruộng mía bạt ngàn ở Nghệ An bắt đầu cho thu hoạch thì cũng là lúc mùa ép mật ở các huyện Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn.. bước vào vụ Tết. Nổi tiếng bởi độ thơm ngon và màu sắc đẹp, mật mía nơi đây đang được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
Những ngày cuối năm, những lò mật mía nức tiếng ở xã Thọ Sơn, Anh Sơn lại có dịp đỏ lửa để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng gần xa.
Ở lò nấu mật của gia đình anh Ngân Văn Hà, thôn 4, xã Thọ Sơn, thời điểm này cũng đang chạy hết công suất để cho ra lò những mẻ mật thơm ngọt phục vụ nhu cầu Tết. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, anh Hà chia sẻ: Để chế biến được một lít mật là cả quá trình phức tạp và tốn nhiều công sức. Công đoạn vất vả nhất là ép mía. Ngày trước làm hoàn toàn bằng tay nên vất vả lắm. Mấy năm trở lại nay, người ta chế tạo ra máy nghiền mía nên công đoạn này trở nên nhẹ nhàng hơn.
Sau khi ép xong, nước mía được đổ vào các chảo lớn để bắt đầu quá trình đun nấu.
Theo anh Hà, việc nấu thành phẩm cũng là một quá trình phức tạp yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể cho ra những mẻ mật thơm ngon. Quan trọng nhất là giữ lửa trong lò luôn ổn định. Nếu lửa quá to, tay đảo không đều mật dễ bị cháy. Nếu lửa quá nhỏ thì công đoạn keo mật sẽ rất lâu.
Người nấu phải luôn đảo liên tục sao cho thật đều tay. Khi nồi mật bắt đầu sôi, nếu không vớt kịp bọt, để bị trào thì mật sẽ có màu đen, kém thơm ngon. Khi nào thấy nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ là được.
Nước mía được đun sôi liên tục. Thông thường phải mất từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ mới cô đặc thành mật.
Sau khi mật được nấu xong người ta múc mật vào nồi hoặc chậu để nguội rồi đóng chai xuất bán cho khách hàng. Anh Vi Văn Quang ,người dân xã Thọ Sơn, cho biết: “Mật mía ở đây thơm ngon nên được ưa chuộng. Mấy năm gần đây, nhờ sản xuất mật mía mà đời sống của chúng tôi ngày một cải thiện”.
Hiện, toàn xã Thọ Sơn có khoảng 10 hộ làm nghề ép mật mía, ngoài việc thu mua mía cho người dân, nghề ép mật còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Với nhiều người dân miền Tây xứ Nghệ, mật mía là thứ không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán. Sản phẩm thường được dùng để làm các loại như: Chè lam, bánh trôi, bánh mật… hoặc nấu những món chè trong những ngày ông Công, ông Táo.
Huyền Trang
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.