Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 2 năm 2022 | 8:3

Ngư dân Kỳ Ninh hối hả “hái lộc” sứa biển đầu năm

Đã từ lâu sứa lá dung Kỳ Ninh đã chinh phục được đông đảo người tiêu dùng gần xa bởi hương vị đặc biệt giòn ngon, thanh mát có một không hai của món ăn dân giã này.

Mùa sứa biển tại Kỳ Ninh được bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì thế, tận dụng thời gian, ngay sau Tết Nguyên đán cả trăm hộ dân tại đây đã dồn nhân lực, tập trung khai thác.

Những đàn sứa đi cách bờ khoảng 1 hải lý, nắm bắt được đặc điểm này, cách vài tiếng sẽ có 1 thuyền lớn chở đầy sứa về. Số lượng sứa đánh bắt được chế biến ngay tại bãi biển với nhiều ngư cụ chuyên dụng.

 

146d0161504t14576l0.jpg
Những xe đầy ắp sứa được lấy từ thuyền lớn được đưa vào bờ và sơ chế ngay tại biển.

Nhiều gia đình ở Kỳ Ninh bắt đầu đi biển từ ngày mùng 6 tháng Giêng, trung bình mỗi ngày 1 gia đình đi từ 4 – 6 chuyến, khai thác được khoảng 3 – 5 tấn sứa tươi, cho thu nhập bình quân từ 6 – 7 triệu đồng/ngày.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn bà Trần Thị Tiến ở thôn Tân Tiến, xã Kỳ Ninh chia sẻ: gia đình tôi bắt đầu khai thác sứa từ mùng 8 tháng Giêng, đến thời điểm này đã thu về hơn 30 triệu đồng. Thu nhập từ đánh bắt sứa không hề nhỏ nên hằng năm, cứ đến mùa là gia đình tôi huy động hết nhân lực để đánh bắt và chế biến sứa. Sứa sau khi chế biến sẽ được các nhà hàng, tiểu thương thu mua hết.

 

146d0151021t76809l0.jpg
Món sứa được cắt nhỏ và tẩm ướp với lá dung để tạo độ giòn dai, mất mùi tanh, nhớt.

Thông tin từ UBND xã Kỳ Ninh cho biết: Toàn xã Kỳ Ninh có khoảng hơn 100 hộ dân làm nghề sứa lá dung truyền thống, tập trung ở các thôn Tân Tiến và Tiến Thắng. Ngay sau Tết là mùa sứa biển nên người dân tập trung đánh bắt, chế biến để kịp phục vụ nhu cầu thị trường. Món sứa lá dung truyền thống được thực khách gần xa ưa chuộng. Đầu mùa món sứa rất đắt khách, được giá. Thời điểm hiện tại, sứa thành phẩm có giá dao động từ 60.000 – 100.000 đồng/kg tùy loại thân hay chân.

 

146d0151149t22313l0.jpg
Sau khi chế biến sứa có màu vàng óng đẹp mắt, thơm ngon đặc biệt

Sứa sau khi được cắt thành miếng nhỏ sẽ được rửa sạch và trộn với lá lấu nhằm loại bỏ vị tanh nhớt và làm sứa gieo lại. Để món sứa có màu vàng, độ thơm giòn, dai cùng hương vị đặc trưng không trộn lẫn thì không thể thiếu lá dung.

Sau khi được ướp lá dung 1 – 2 ngày, sứa sẽ chuyển sang màu vàng, mỗi miếng có độ gieo đủ giòn mà vẫn giữ được độ mềm, thanh mát.

 

273903255_4591337347643112_9084751216686987351_n.jpg
Món sứa được dùng làm nộm (gỏi) hoặc ăn kèm trực tiếp với ruốc, rau thơm và bánh đa vừng.

Sứa thành phẩm có thể dùng với mắm ruốc kèm rau thơm, đậu phộng rang giòn hoặc làm gỏi (nộm) ăn cùng bánh đa. Hương vị đặc biệt vừa giòn, dai, mềm, thanh mát dễ chế biến nên sứa lá dung Kỳ Ninh được nhiều thực khách gần xa ưa chuộng.

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top