Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 7 năm 2017 | 10:38

Người tiên phong bảo tồn các loại cây dược liệu

Với mô hình nhân giống và bảo tồn các loại cây dược liệu, gia đình anh Tạ Xuân Bính (thôn Tân Lương, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) đã có cuộc sống khá giả.

Anh Bính bên vườn ươm giống.

Chia sẻ về cơ duyên đến với những cây dược liệu, anh Bính tâm sự: Trước đây, tôi làm nghề xây dựng, năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, lĩnh vực nhận thầu thi công xây dựng cũng rơi vào giai đoạn khốn đốn; là người lấy quân đi, tôi phải trả công đầy đủ cho người lao động, kể cả khi không quyết toán được công trình,... Khi ấy, bản thân vô cùng khó khăn, tiền hết, nghề thì lao đao nên tôi quyết định về nhà làm kinh tế, làm giàu trên mảnh đất của gia đình. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tích cực học hỏi mọi người, năm 2011, tôi quyết định đi theo hướng trồng và nhân giống các loại cây dược liệu.

Vừa làm, vừa học, vừa nhìn thấy được tương lai phát triển của mô hình nên anh đã dìu dắt người thân trong gia đình trồng theo. Đất không phụ công người, tới nay, diện tích trồng cây dược liệu của mấy anh em trong gia đình đã lên tới trên 2 mẫu, với khoảng 40 loại cây dược liệu quý như: đinh lăng, xạ đen, cà gai, trinh nữ hoàng cung, hoàn ngọc, cây mật gấu, mảnh công,... Hàng năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường hàng vạn cây con các loại và vài tấn sản phẩm cà gai khô, lá đinh lăng khô, xạ đen,... Việc bảo tồn, nhân giống các loại cây dược liệu và sản xuất các sản phẩm dược liệu khô mang lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng/năm; đồng thời tạo thêm việc làm thường xuyên cho 3 - 4 lao động địa phương, với mức thu nhập khoảng 4 triệu đồng/người/tháng.

Giới thiệu về mô hình và kỹ thuật chăm sóc, anh Bính bộc bạch: "Vườn dược liệu của gia đình tôi trồng theo phương án khép tán, trên là cây ăn quả như táo, bưởi; dưới là cây dược liệu, như vậy sẽ tận dụng được nhiều tầng không gian. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, gia đình tôi luôn coi trọng yếu tố môi trường, không hề sử dụng hóa chất, không sử dụng phân bón hóa học; việc nhổ cỏ đều tiền hành bằng tay, bón phân chủ yếu là phân hữu cơ, rất thân thiện với môi trường".

Anh Bính kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Được biết, thời gian tới, anh Bính sẽ tiếp tục tìm hiểu và mang một số cây dược liệu quý về trồng; đồng thời tiến hành thuê thêm diện tích ruộng của một số bà con gần đó để mở rộng quy mô sản xuất.

Đình Hợi

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top