Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2022 | 13:34

Nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm tại nhiều tỉnh

Trong những ngày vừa qua, tình trạng nắng nóng, khô hạn đang diễn ra phức tạp tại các địa phương khu vực Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ nhiều diện tích rừng ở các địa phương khu vực này đang có nguy cơ cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V.

Cảnh giác cao độ

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong những ngày vừa qua, tình trạng nắng nóng, khô hạn đang diễn ra phức tạp tại các địa phương khu vực Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ.

 Theo hệ thống cảnh báo nguy cơ cháy rừng của Cục Kiểm lâm, nhiều diện tích rừng ở các địa phương khu vực này đang có nguy cơ cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm).

 

dscn1455-jpg-16466400723102069218653.jpg
Đoàn liên ngành kiểm tra công tác PCCCR tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh). Ảnh: Quốc Sơn

 

Trước tình hình đó, để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiệt hại có thể xảy ra, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở NNPTNT chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công điện số 3249/CĐ-BNN-TCLN ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Theo đó, Sở NNPTNT các tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các cấp, ngành tại địa phương chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể với từng cơ quan, đơn vị trong việc kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, cơ sở.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, PCCCR; luôn chủ động tốt phương châm 4 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng.

Chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng chủ động rà soát các phương án PCCCR đã xây dựng, xác định cụ thể những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao để bố trí nguồn nhân lực, vật lực sẵn sàng ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguy cơ cháy rừng, hạn chế thấp nhất để xảy ra cháy rừng, kịp thời xử lý, không để cháy rừng lan rộng. 

Tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô hanh; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao.

Khi có cháy rừng xảy ra, khẩn trương chỉ đạo huy động lực lượng để xử lý tình huống cháy rừng, không để cháy lan, cháy lớn; sau cháy rừng cần khẩn trương điều tra xác định rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm và có phương án phục hồi rừng.

Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội và các lực lượng có liên quan) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đối với Chi cục Kiểm lâm, các chủ rừng khẩn trương thực hiện duy trì lực lượng ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; có phương án chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với từng khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng, kịp thời khống chế nhanh nhất các tình huống cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn.

Tăng cường Kiểm lâm xuống các trọng điểm về cháy rừng để tham mưu cho cấp chính quyền cơ sở thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, trong đó yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn đăng ký thời gian đốt xử lý thực bì trồng rừng và đốt nương làm rẫy với trưởng thôn, Kiểm lâm địa bàn để theo dõi, hướng dẫn, nhằm kiểm soát quá trình sử dụng lửa trong xử lý thực bì. 

Trong những ngày nắng nóng, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV (Cấp nguy hiểm) và cấp V (Cấp cực kỳ nguy hiểm) nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lửa trong, gần rừng và đốt, xử lý thực bì trồng rừng, đốt nương làm rẫy.

Chủ động xử lý thực bì, đốt trước có kiểm soát, làm giảm vật liệu cháy ở các khu rừng có nguy cơ dễ cháy và có điều kiện áp dụng, tuy nhiên phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và tài nguyên rừng; làm mới, tu sửa đường băng cản lửa, các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng ở các diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao.

Vườn Quốc gia Phú Quốc: “4 tại chỗ” căng mình phòng chống cháy rừng

Với phương châm “4 tại chỗ” là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư ᴠà hậu cần tại chỗ, Vườn Quốc gia Phú Quốc luôn trực chiến, căng mình cho công tác phòng chống cháy rừng nhất là vào mùa khô.

Khoảng cuối tháng 2 là thời điểm mùa khô ở Phú Quốc, tuy nhiên sau Tết Phú Quốc lại có thêm một số trận mưa, nhiệt độ đang duy trì ở mức khoảng 30℃,  những cánh rừng cũng có phần hạ nhiệt. 

Tại khu vực Bãi Thơm là rừng tràm xen lẫn đồng cỏ còn khá xanh. Tuy nhiên lớp thực bì khô dày 40 đến 50cm cũng luôn ở tình trạng hanh khô, mang nét đặc trưng riêng của loại rừng có nguy cơ cao trong mùa khô. 

Từ tháng 11/2021, Vườn Quốc gia Phú Quốc đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật đầu mùa khô, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm, tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, xây dựng và duy trì các công trình phòng chống cháy, chuẩn bị đầy đủ phương tiện và thiết bị phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng.

 

rung-1.jpg
Cán bộ Vườn Quốc gia Phú Quốc quan sát trên tháp canh phòng.

 

Ông Phạm Viết Giáp, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ và phát triển rừng - Vườn Quốc gia Phú Quốc cho biết luôn chuẩn bị phương tiện và bố trí lực lượng ứng trực phòng cháy chữa cháy. “Dù là thời tiết mát mẻ hay có mưa thì chúng tôi vẫn phải hết sức cảnh giác, luôn kiểm tra và bố trí lực lượng trực xuyên suốt. Các hồ nước trong rừng cũng duy trì được mực nước từ 2 đến 4m để phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng”, ông Giáp chia sẻ.

Trong 31 tiểu khu rừng của Vườn quốc gia Phú Quốc quản lý, có 17 tiểu khu nguy cơ cháy cao. Các tiểu khu này là hiện trạng rừng non, tràm, thực bì dày, các loại bưng, dây leo, cây bụi có nguy cơ cháy cao.

Vườn Quốc gia Phú Quốc cũng đã có phương án nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng, kiểm soát cháy rừng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Phát huy tối đa các nguồn lực làm giảm thiểu số vụ phá rừng, cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường trên đảo.

Theo phương án đã xây dựng, lực lượng tham gia với tổng số 19 Đội Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) gồm hơn 1.000 người ở các các xã, phường, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Tiệp, Giám đốc Vườn Quốc gia Phú Quốc cho biết trong phương án có đề ra một số tình huống giả định phòng chống cháy rừng từ đơn giản đến phức tạp, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao.

Ông Tiệp thông tin: “Vườn Quốc gia Phú Quốc đã duy trì, sửa chữa các công trình PCCCR, kiểm tra duy tu các tuyến đường PCCCR. Ngoài ra, các nguồn nước tự nhiên, xe bồn, giếng công nghiệp cũng được chuẩn bị sẵn sàng trong mọi tình huống. Chúng tôi cũng tổ chức tập huấn và quản lý bảo vệ rừng, phối hợp chặt chẽ cùng UBND các xã, các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn nhằm chủ động cho công tác phòng chống cháy rừng”.

An Giang chủ động phòng chống cháy rừng tại

Những ngày đầu tháng 3, các tán rừng dưới chân núi Phú Cường ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã chuyển màu khô héo. Dọc con đường quanh chân núi, ai cũng có thể bắt gặp những hàng cây xơ xác, trụi lá và thảm thực bì dày với lớp lá khô.

ông Lương Văn Tươi, Phó trưởng Trạm Quản lý rừng liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc, cho hay núi Phú Cường là "điểm nóng" suốt nhiều năm qua mỗi khi mùa khô đến. Đây là ngọn núi có độ dốc thẳng đứng, đường đi hiểm trở. Rừng trên núi này là rừng trồng xen lẫn cây tái sinh tự nhiên, lá rụng theo mùa, nhất là mùa khô lá rụng rất nhiều, tạo nên lớp thực bì dày có nguy cơ cháy rừng rất cao. Và khi cháy thì rất khó dập, vì trên núi không có người, đường lên núi lại hiểm trở, khó khăn.

An Giang có hơn 13.167 ha đất rừng phòng hộ và đặc dụng phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và TP Châu Đốc. "Dù từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có những cơn mưa nhưng sau mưa thì nắng nóng liên tục, do đó nguy cơ cháy rừng được chúng tôi đặt ở mức báo động cao nhất là cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm" - ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, thông tin.

 

15-hinh-3-nganh-chuc-nang-ca-mau-tuan-tra-dien-tap-pcccr-16465716829901246691964.jpg
Ngành chức năng tỉnh Cà Mau tập huấn phòng cháy - chữa cháy rừng. Ảnh: VÂN DU

 

Để chủ động phòng cháy - chữa cháy rừng (PCCCR) kịp thời, hiệu quả, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang đã bố trí 59 bồn chứa nước loại 1,5 - 2 m3 tại các khu vực trọng điểm, khan hiếm nước; thống kê, định vị 134 điểm có hồ, đập, bồn chứa nước để dùng khi xảy ra cháy rừng. Bên cạnh đó, ban quản lý rừng còn xây dựng 55 ha đường băng cản lửa, bố trí 104 máy chữa cháy, 13 máy thổi gió, 1 xe chữa cháy tự chế và hơn 2.400 can nhựa cùng nhiều dụng cụ khác phục vụ công tác PCCCR ở 117 điểm khắp các địa bàn có rừng.

Cà Mau cũng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn. Mới bước vào đầu những tháng mùa khô nhưng Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã có hơn 1.800 ha rừng bị khô cạn, cảnh báo cháy ở cấp cao. Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, cho biết vào đầu tháng 3 có khả năng nhiều diện tích rừng trên địa bàn sẽ chuyển sang cấp 3 - cấp có nguy cơ cháy cao. "Công tác PCCCR tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ khó hơn một số tỉnh trong khu vực do không chủ động được nguồn nước. Hằng năm, trước khi mùa mưa kết thúc, tỉnh đã đắp các đập trữ nước ngọt phục vụ phòng cháy - chữa cháy" - ông Hải thông tin.

Để chủ động PCCCR, tỉnh Cà Mau đã đắp hơn 90 cống, đập trữ nước; xây 86 chòi canh lửa kiên cố và di động; phát dọn 287 km đường băng cản lửa, dọn kênh mương lưu thông hơn 220 km; trang bị 120 máy bơm... Song song đó, củng cố ban chỉ đạo PCCCR các cấp; kịch bản, phương án phòng cháy - chữa cháy luôn hoàn thành từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm sau; bố trí hàng trăm người tham gia trực 24/24 giờ khi rừng cảnh báo cấp cháy cao và rất cao.

Vừa qua, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã lắp thí điểm 4 camera ở những phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để thuận tiện quan sát, phục vụ phòng cháy - chữa cháy. Ngành chức năng tỉnh Cà Mau xác định công tác phòng chống cháy rừng là chính. Bởi cháy rừng xảy ra dù có dập tắt nhanh đến đâu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và đời sống nhiều loài động thực vật hoang dã dưới tán rừng tràm.

 
Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top