Bộ Chính trị, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các vị nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: TTXVN |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Phó Trưởng Bộ phận thường trực Tiểu ban Văn kiện chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; các vị nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.
Dự hội nghị có các thành viên trong Thường trực Tiểu ban Văn kiện: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các vị nguyên lãnh đạo bằng kinh nghiệm, trí tuệ, tâm huyết và vốn sống phong phú của mình, góp ý vào 2 dự thảo văn kiện, nhưng tập trung góp ý kiến về những vấn đề lớn trong dự thảo Báo cáo chính trị; gợi ý, lưu ý thêm về các vấn đề mà các nguyên lãnh đạo quan tâm để Tiểu ban, Bộ Chính trị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện 2 dự thảo văn kiện.
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: TTXVN |
Tại hội nghị, nhiều ý kiến phát biểu cho rằng, 2 dự thảo được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, có nhiều điểm mới, đồng thời các ý kiến cũng góp ý sâu vào các dự thảo, đặc biệt tập trung vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng.
Hội nghị đã góp ý kiến về chủ đề và phương châm chỉ đạo của Đại hội XIII; về kết cấu của Báo cáo chính trị; những nội dung các vấn đề lớn của Dự thảo Báo cáo chính trị. Trong đó, các ý kiến tập trung góp ý về đánh giá thành tựu đạt được trong 5 năm qua; về những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân; về những kinh nghiệm rút ra; góp ý về dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước; về quan điểm, mục tiêu tổng quát đến giữa thế kỷ XXI và mục tiêu đến năm 2025, 2030 và 2045; về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; về các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá trong nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cảm ơn các vị nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đóng góp những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết, sâu sắc vào dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011.
Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo Tiểu ban Văn kiện nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc các ý kiến của các đại biểu dự hội nghị để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Hội nghị Trung ương 11 sắp tới. Thời gian tới, đề nghị các vị nguyên lãnh đạo tiếp tục góp ý trong quá trình hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.