Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 6 năm 2022 | 15:27

Nhiều địa phương lên phương án PCCC rừng trong mùa nắng nóng

Nhiều tỉnh, thành phố có diện tích rừng lớn đang ráo riết chuẩn bị công tác phòng, chống cháy rừng trên địa bàn.

Ba Vì, sẵn sàng phương án PCCC

Tại Hà Nội, đối với rừng Ba Vì là điểm tham quan, du lịch nên có hàng nghìn lượt du khách đến mỗi năm. Việc quản lý, tuyên truyền phòng cháy rừng đến người dân sở tại đã là khó khăn lớn, nhưng với du khách thập phương còn là câu chuyện khó hơn nhiều.

Có thể ai đó vô ý vứt tàn thuốc ra thảm cỏ khô, lá rừng, cũng có thể thiêu rụi cả cánh rừng rộng lớn.

Nhận thức được điều này, theo ông Nguyễn Thành Phương – Phó Giám đốc Khu du lịch Paragon Hill Ba Vì: “Chúng tôi đã chủ động xây dựng đội PCCC cơ sở được tập huấn thường xuyên, chủ động trang bị các thiết bị PCCC tại chỗ. Và đặc biệt, tuyên truyền tới cán bộ, nhân viên và khách du lịch nêu cao trách nhiệm trong công tác phòng chống cháy rừng là góp phần vào phát triển sinh thái”.

 

rưêtrtểtrtr.jpg
Lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng tại xã Vân Hòa, huyện (Ba Vì)

 

“Cháy rừng là một thảm họa, hủy hoại môi trường sinh thái, phá vỡ cảnh quan du lịch, làm thiệt hại vật chất cho xã hội”… đó là nội dung của những tấm bảng cảnh báo gắn ở bìa rừng, đường đi tại Vườn quốc gia Ba Vì và ai cũng nhìn thấy. Tuy nhiên, việc tuân thủ thực hiện lại phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân.

Ông Bạch Văn Hiền chủ rừng tại thôn Muồng Cháu, xã Vân Hòa, huyện (Ba Vì) cho biết, mấy năm qua, trên địa bàn huyện Ba Vì không có vụ cháy rừng lớn.

Nhưng mỗi khi xảy ra cháy rừng thì khó có thể đong đếm thiệt hại, bởi phương tiện chữa cháy tại chỗ hầu như rất thô sơ; biện pháp chữa cháy đơn giản, chủ yếu vẫn dùng cuốc, xẻng phát thảm thực vật tránh cháy lan và dùng cành cây tươi để dập lửa...

Theo đánh giá, tỷ lệ rừng ở huyện Ba Vì rất lớn, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho nhiệm vụ chính trị quan trọng là bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái quốc gia nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thời gian qua Công an huyện Ba Vì đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng cho các xã vùng đệm;

Đồng thời, biên soạn các ấn phẩm, tờ rơi, sách giới thiệu, tuyên truyền bảo vệ rừng; tổ chức lễ phát động tuyên truyền phong trào chung tay bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC và dân phòng các xã vùng đệm.

Đặc biệt, sau khi Nghị định 136/2020 của Chính phủ có hiệu lực, đã tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, trong đó có chủ rừng trong công tác tự kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Vì vậy, theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà – Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa (huyện Ba Vì), đối với các chủ rừng và các đơn vị liên quan, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và chỉ đạo của UBND các cấp, các sở, ngành liên quan về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác này…

Còn theo Trung tá Cao Nguyễn Song Phước – Phó đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Ba Vì (Hà Nội), ngay từ đầu năm, huyện Ba Vì cũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, các loại phương tiện, thiết bị phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng và thực hiện tốt phương án chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.

Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, hướng dẫn nhân dân, chủ rừng xử lý thực bì, cắt giảm vật liệu cháy dưới tán rừng để quản lý và có phương án phòng chống cháy lan vào rừng. Khi xảy ra cháy rừng phải huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, kịp thời chữa cháy rừng.

“Để công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả bền vững, mỗi người dân phải coi đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đặc biệt, nêu cao trách nhiệm của lực lượng PCCC tại chỗ, dân phòng. Song song với đó, các cấp ủy, chính quyền xã, thôn phải vào cuộc và xử phạt nghiêm đối tượng gây ra cháy rừng… Có như vậy ‘lá phổi xanh’ mới được bảo vệ và phục vụ môi trường sống của chính chúng ta”, Trung tá Cao Nguyễn Song Phước cho biết thêm.

Với sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền, sự chủ động của ngành chức năng trong việc thực hiện các phương án PCCC rừng trong mùa nắng nóng, lực lượng PCCC&CNCH Công an huyện Ba Vì đang nỗ lực để bảo vệ diện tích rừng hiện có, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra.

Hà Tĩnh chỉ đạo tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, Sở NN&PTNT đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường chủ động, thực hiện nghiêm túc các phương án Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)trong thời điểm hiện tại.

Theo đó, đối với các đơn vị chủ Rừng, UBND Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR, nhất là tại các khu vực có hoặc tiếp giáp với các khu di tích lịch sử - văn hóa, nghĩa trang, nghĩa địa…. Nghiêm cấm việc đốt xử lý thực bì trong thời gian cao điểm nắng nóng (cấp dự báo cháy rừng từ Cấp IV đến Cấp V).

Chủ động kiểm tra, rà soát lại Phương án PCCCR năm 2022, phát hiện, bổ cứu kịp thời các tồn tại (nếu có), đảm bảo phương án sát đúng với tình hình thực tế, có tính khả thi cao; bố trí lực lượng gác 24/24h để phát hiện sớm lửa rừng, lập các chốt chặn, kiểm soát người ra, vào các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy trong thời gian cao điểm nắng nóng; chủ động “4 tại chỗ” sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại.

Tất cả các điểm cháy, vụ cháy rừng trên lâm phần được giao quản lý nhất thiết phải báo cáo cho Ban chỉ đạo xã, huyện biết để theo dõi, chỉ đạo và huy động lực lượng ứng cứu chữa cháy rừng kịp thời khi cần thiết. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong việc điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

76d4092736t41952l0.jpg
Hà Tĩnh có 120.000 ha rừng (thông, keo, bạch đàn tái sinh) dễ cháy.

 

Còn đối với Chi cục Kiểm lâm, cần tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng thực hiện nghiêm các quy định về PCCCR theo phương án sẵn sàng “4 tại chỗ”. Phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR.

Chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện, công cụ dụng cụ ứng cứu chữa cháy rừng kịp thời khi có cháy lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin tình hình cháy rừng tại các địa phương, đơn vị, báo cáo kịp thời, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng theo Phương án số 170/PA-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng liên tục hàng ngày đến các địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng khi cấp dự báo cháy rừng đến Cấp IV và Cấp V; theo dõi thông tin cảnh báo cháy sớm trên trang Web của Cục Kiểm lâm (http://www.kiemlam.org.vn) để chỉ đạo kiểm tra, xác minh, xử lý kịp thời.

Đồng thời, chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu UBND cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PCCCR của các địa phương, đơn vị chủ rừng; trong và sau các vụ cháy rừng phối hợp Công an huyện, chính quyền địa phương tổ chức điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân, thủ phạm gây cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung Chỉ thị của các Sở, ngành, chính quyền địa phương, chủ rừng; cập nhật, tổng hợp tình hình cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất cho Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh biết để xem xét chỉ đạo, giải quyết kịp thời.

Bình Định tăng cường phòng chống cháy rừng

Rừng đặc dụng là loại rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, chính vì vậy trong thời gian qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ rừng, đồng thời phòng cháy chữa cháy rừng. Trong đó yếu tố quan trọng là phải dựa vào cộng đồng, nâng cao ý thức của người dân.

Hiện Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn quản lý hơn 25.100 ha rừng tự nhiên và hơn 22.600 ha đất lâm nghiệp quy hoạch rừng đặc dụng tại xã An Toàn. Diện tích rừng quản lý nằm ở vùng núi cao hiểm trở, giáp ranh với huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh và tỉnh Gia Lai, Quảng Ngãi; ngoài việc thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, đơn vị còn phối hợp với UBND xã An Toàn, ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trong bảo vệ rừng và PCCC rừng.

Tỉnh Bình Định hiện có gần 380.000 ha rừng các loại, trong đó có 215.000 ha rừng tự nhiên, còn lại rừng trồng và đất đã trồng cây chưa thành rừng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh để đăng ký sử dụng ảnh viễn thám phục vụ cho công tác phòng, chống cháy rừng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh tham mưu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống cháy rừng.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top