Nhiều kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam”
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển vừa tổ chức dự thảo nhằm báo cáo kết quả 3 năm (2019-2021) thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam” giai đoạn 2019 – 2023.
Mặc dù trong giai đoạn khó khăn, nhất là sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của Đảng uỷ, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng, cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, Đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.
Những năm qua, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp; trên Biển Đông, nước ngoài tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự, chấp pháp nhằm khẳng định yêu sách, chủ quyền “Tứ Sa”, thông qua Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi, có hiệu lực ngày 01/9/2021 và Luật Hải cảnh, có hiệu lực ngày 01/02/2021, tổ chức diễn tập, tập trân quy mô lớn; tàu cá, tàu dân binh vv... thường xuyên xâm phạm vào vùng biển của nước ta.
Trong nước, việc Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 với số phiếu tán thành cao, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp pháp luật quốc tế; tình hình an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp; tình trạng hoạt động tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại trên biển với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn ra; trình độ nhận thức về pháp luật của Nhân dân, nhất là ngư dân vùng ven biển không đồng đều; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, đạo đức công vụ, trách nhiệm nghề nghiệp, xây dựng nếp sống văn hóa; tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn đóng quân, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Quán triệt triển khai, thực hiện Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số 8692/ĐA-BQP ngày 12/8/2019 của Bộ Quốc Phòng về Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023 (sau đây viết gọn là Đề án); Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023” của Ban Chỉ đạo Đề án Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, những năm qua Đảng uỷ, Thủ trưởng BTL Vùng, cấp uỷ, chỉ huy các cơ quan, đơn vị luôn nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, ý nghĩa to lớn của việc thực hiện Đề án, xác định đây là một nội dung quan trọng, trong nội dung tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị. Vì vậy, trong 03 năm (2019 - 2021), cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp luôn xác định đây là nhiệm vụ chính trị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đưa nội dung thực hiện Đề án vào Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện hàng năm của đơn vị. Xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng, cụ thể, có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Phân công trách nhiệm cho cấp ủy viên trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Bám sát hướng dẫn, kế hoạch của trên, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.
Sau khi Luật Cảnh sát biển được ban hành và có hiệu lực, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Bộ Tư lệnh Vùng đã chủ động xây dựng, biên soạn đề cương, giáo án, tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục Luật Cảnh sát biển Việt Nam phù hợp với từng đối tượng. Triển khai kế hoạch cấp phát tài liệu của Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Vùng xây dựng kế hoạch cấp phát tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 06 tỉnh miền Trung.
Sau khi Luật Cảnh sát biển được Quốc hội thông qua, Bộ Tư lệnh Vùng triển khai kế hoạch học tập, giáo dục phổ biến sâu rộng trong toàn đơn vị, hàng năm thường xuyên đưa nội dung học tập, giáo dục tuyên truyền Luật Cảnh sát biển vào kế hoạch.
Giáo dục chính trị, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ. Đến nay đã tổ chức lên lớp giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ được 06 đợt trong chương trình giáo dục chính trị, giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật, ngày pháp luật tháng, với hơn 3500 lượt cán bộ, chiến sĩ.
Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh Vùng đã tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Luật Cảnh sát biển trong toàn đơn vị với 100% cán bộ, chiến sĩ tham gia, tuyển chọn 34 tác phẩm tham gia dự thi cấp Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển 01 đồng chí đạt Giải Ba, 01 đồng chí đạt giải Khuyến khích. Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Cảnh sát biển, toàn BTL Vùng có 2950 lượt người với 3742 lượt tham gia cuộc thi Tuần, Tháng, 01 đồng chí đạt giải Ba cuộc thi Tuần; 01 đồng chí đạt giải Khuyến khích Cuộc thi tháng.
Triển khai hiện Đề án, gắn với thực hiện nội dung Chương trình ký kết phối hợp thực hiện giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển với Ban Thường vụ thành ủy, tỉnh ủy trên địa bàn, BTL Vùng Cảnh sát biển 2 đã phối hợp với các Sở, Ban, ngành địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang, mà thường xuyên là Ban Dân vận các Tỉnh ủy, Thành ủy thực hiện Chương trình Công tác Dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc tôn giáo” tổ chức 41 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho cán bộ, nhân dân, ngư dân trên địa bàn tuyên truyền, phổ biến cho 20.503 lượt người, nội dung tập trung vào chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về quản lý, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc; Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên; Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành; những điều ngư dân Việt Nam cần biết khi đánh bắt thủy sản trong vùng biển Việt Nam, vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc và sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc kết thúc hiệu lực vào ngày 01/7/2020;…
Quá trình tuyên truyền Luật Cảnh sát biển trong nhân dân, Bộ Tư lệnh Vùng đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành địa phương thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp hớp từng đối tượng như: tổ chức Hội nghị tuyên truyền tập trung, phát tờ rơi, chiếu phim tư liệu, tài liệu, tổ chức Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương”; sân khấu hóa; phát huy tốt việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh nội bộ của đơn vị, của các xã, phường, thị trấn; tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho cán bộ và nhân dân, ngư dân tại các âu tàu, cảng cá.
Trước tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, Bộ Tư lệnh Vùng đã phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền Luật Cảnh sát biển trong các nhà trường như: tổ chức 05 Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển và biển đảo Việt Nam”; “Em yêu biển đảo quê hương”… Phối hợp với Ban Dân vận 6 tỉnh miền Trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, Nhân dân, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Cảnh sát biển, kết quả sau ba đợt thi Tuần và thi Tháng trên địa bàn 6 tỉnh Miền Trung có 05 tập thể đạt giải Ba; 01 cá nhân đạt giải Ba.
Bên cạnh đó, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên biển thường xuyên phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trên địa bàn, thực hiện tốt việc kết hợp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát duy trì pháp luật trên biển với tuyên truyền pháp luật cho ngư dân làm ăn trên biển.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương xây dựng các chương trình tuyên truyền cụ thể thông qua các tin, phóng sự, Chuyên mục “Vì chủ quyền an ninh, an toàn biển, đảo” trên sóng hàng tháng của 06 Đài Phát thanh - truyền hình của 06 tỉnh ven biển miền Trung, nhất là công tác thực thi pháp luật trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; trọng tâm là Chương trình Công tác Dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc tôn giáo”. Thực hiện hướng dẫn của Cục Chính trị Cảnh sát biển, năm 2021, Bộ Tư lệnh Vùng phối hợp với 12 cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Cảnh sát biển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay, đã tuyên truyền được 1.674 tin, bài viết, phóng sự, chuyên mục tuyên truyền, trong đó có 318 tin, phóng sự, chuyên mục phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình 06 tỉnh; 1.356 tin, bài, ảnh đăng trên các báo đài Trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử Cảnh sát biển.
Đề án đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Bộ Tư lệnh Vùng và cấp ủy chính quyền các tỉnh, thành như: Thành ủy, Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ và các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn. Quá trình triển khai thực hiện, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị đã phối hợp nhịp nhàng, bám sát Đề án và sự chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền các cấp, tích cực hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Thường xuyên vận dụng linh hoạt các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều cách làm hay, sáng tạo và nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng, đã góp phần nâng cao ý thức tự giác, tích cực tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam và hình thành thói quen chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 cho biết, trong thời gian tới, đơn vị sẽtiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam trên địa bàn đóng quân; trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân ở các địa phương ven biển về nội dung cơ bản của Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Thông tư số 15/2019/TT- BQP ngày 11/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam, Nghị định số 61/2019/NĐ- CP ngày 10/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam và các văn bản khác có liên quan. Phát huy vai trò của cấp ủy các cơ quan, đơn vị; vai trò chức năng của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án. Phối hợp tổ chức các Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên pháp luật ở các cấp và trên địa phương. Thường xuyên đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến; phát huy tác dụng của hệ thống loa truyền thanh tại các địa phương, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo. Tổ chức các động động tuyên truyền trọng điểm như: phát động Cuộc thi tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn các tỉnh, thành phố./.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.