Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 2 năm 2022 | 16:33

Nhiều trâu, bò ở Nghệ An chết rét

Dù người dân đã tìm cách ủ ấm, nhưng nhiệt độ xuống thấp tại các huyện miền núi cao Nghệ An, nên hàng trăm con trâu bò tại nhiều xã trên địa bàn bị chết do rét.

Trong 2 ngày qua, tại các huyện miền núi cao Nghệ An nhiệt độ giảm sâu.

Mặc dù được chính quyền địa phương cảnh báo, hướng dẫn giữ ấm cho gia súc và chuồng trại, tuy nhiên, mưa lạnh vẫn khiến hàng trăm con trâu, bò của người dân bị chết rét. Hai địa phương bị thiệt hại nặng nhất là huyện Kỳ Sơn và Quế Phong.

Theo đó, các huyện miền núi, biên giới như Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông… nhiệt độ xuống khá thấp. Trong đó có xã Na Ngoi, Tây Sơn… (Kỳ Sơn) 3 độ C, xã Tri Lễ (Quế Phong) dao động từ 3-4 độ C.

Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong xác nhận, do giá rét xảy ra trong mấy ngày qua khiến khoảng hơn 170 con trâu, bò trên địa bàn bị chết.

Còn tại huyện Kỳ Sơn, số lượng trâu bò chết do rét lên tới hơn 90 con. Theo ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, mấy ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn xuống thấp, thậm chí có nhiều xã vùng cao, sát biên giới nhiệt độ xuống 3 độ C, khiến trâu, bò bị chết rét: Na Ngoi 20 con; Nậm Càn 9 con; Đoọc Mạy 9 con, Mường Ải 24 con; Chiêu Lưu 12 con; Nậm Cắn 15 con… 

 

a8.jpg
Hàng trăm con trâu,bò trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An chết vì rét.

Tại huyện Quỳ Châu, tính đến sáng nay có 7 con trâu, bò bị chết rét ở các xã Châu Hội, Châu Phong, Châu Thuận, Diên Lãm.

Ngành nông nghiệp các huyện trên địa bàn tỉnh khuyến cáo, trong những ngày rét đậm, rét hại, mưa tuyết, người dân không chăn thả rông gia súc trong rừng hoặc trên núi cao, cần đưa đàn gia súc xuống khu vực thấp hơn, nuôi nhốt trong chuồng kín, tránh gió lùa.

 

a1-1.jpg
Người dân cần chủ động dự trữ thức ăn thô xanh từ trước và thức ăn tinh nước uống đầy đủ trong những ngày giá rét.

Tận dụng những vật liệu có sẵn như bạt, phên nứa, bao tải... để che chắn tránh gió lùa, mưa hắt; tránh để nền trại ẩm ướt, lầy lội (sử dụng rơm, cỏ, lá chuối khô, bẹ ngô… khô để lót nền chuồng).

Bên cạnh đó, người dân cần chủ động dự trữ thức ăn thô xanh (rơm rạ, cỏ khô, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp…) từ trước và thức ăn tinh (ngô, sắn, cám gạo…), nước uống đầy đủ trong những ngày giá rét.

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top