Nhìn việc giải cứu nông sản, nghĩ về tinh thần tương thân, tương ái người Việt
Trong mấy ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, đâu đâu cũng xuất hiện cụm từ “giải cứu nông sản” cho bà con vùng dịch Hải Dương. Tại các điểm tập kết nông sản, rất đông người dân đến “giải cứu” số nông sản vừa chở đến này.
Nhìn việc “giải cứu nông sản” của người dân mới thấy tinh thần “tương thân, tương ái” của người Việt thật cao cả.
Mỗi khi gặp khó khăn, tình “Tương thân, tương ái” lại trỗi dậy
Chiều muộn khi trời bắt đầu nhá nhem tối ngày 24/2, trên khoảng đất trống ngay cạnh trụ sở của UBND phường Thượng Thanh (quận Long Biên, Hà Nội) có 2 chiếc xe ô tô có trọng tải gần 2,5 tấn, từ huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương, chở bắp cải, su hào, cà chua và trứng gà đến đây.
Dường như có sự thông báo trước, rất đông người dân ở đây đã tụ tập để chờ xe chở nông sản từ vùng có dịch đến để giải cứu giúp bà con nông dân của, sau một chút trao đổi giữa cán bộ đoàn thanh niên của phường Thượng Thanh với người chở hàng, hàng túi sản phẩm nông sản đóng sẵn được chuyển xuống. Rất nhanh, người dân mỗi người lấy từ 1 đến 3 túi sản phẩm nông sản. Người thì lấy túi su hào, cà chua, 1 giá trứng, người thì lấy 2 đến 3 túi chỉ có su hào. Chỉ trong khoảng thời gian chưa đến 1h đồng hồ, 2 chiếc xe tải chở nông sản đã hết sạch.
Đứng bên cạnh chiếc xe chở rau, tôi hỏi một bác có tên là Túc, ở tổ 13, phường Thượng Thanh (Long Biên) bác cho biết, nghe nói bà con tại tỉnh Hải Dương đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, do có dịch bệnh Covid-19 nên phải cách ly, mọi sản phẩm nông nghiệp đều không bán được.
Được sự tuyên truyền của báo, đài, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội, vận động người dân, chúng tôi giải cứu số nông sản của bà con tỉnh Hải Dương đã đến kỳ thu hoạch, nhưng không tiêu thụ được. Việc không tiêu thụ được sản phẩm đã đến ngày thu hoạch làm thiệt hại rất lớn cho bà con.
“Giúp đỡ đồng bào mình trong lúc hoạn nạn khó khăn là truyền thống của dân tộc chúng ta, do vậy người dân chúng tôi đã bảo nhau ra mua ủng hộ cho bà con nông dân ở vùng dịch. Đây không những là tình cảm mà còn là trách nhiệm của chúng tôi”, bác Túc nói.
Được biết, điểm bán này được đoàn thanh niên phường Thượng Thanh tổ chức tiếp đón từ huyện Nam Sách chuyển đến.
Giải cứu nông sản cho bà con vùng có dịch được các ngành, các cấp kêu gọi nhân dân và các cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, đơn vị, nhà trường ở các địa phương, không riêng gì Hà Nội.
Việc “giải cứu nông sản” giúp cho bà con nông dân của tỉnh Hải Dương được chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị quản lý Nhà nước thực hiện rất bài bản, không chỉ tổ chức bán tại các điểm lưu động, điểm tập kết nhỏ lẻ mà ngay tại các siêu thị, trung tâm thương mại cũng được thực hiện. Theo thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, trong những ngày qua, Thủ đô của chúng ta đã tiêu thụ cho bà con nông dân Hải Dương hàng trăm tấn sản phẩm nông nghiệp.
Không chỉ đến bây giờ tinh thần “Tương thân, tương ái” của nhân dân ta mới có, truyền thống này đã có từ lâu đời, nó được trỗi dậy và phát huy mỗi khi nhân dân ta ở các vùng miền gặp khó khăn về thiên tai, địch họa… người dân trên cả nước lại cùng nhau “nhường cơm, sẻ áo” để giúp đỡ đồng bào mình đang gặp hoạn nạn, khó khăn.
Hẳn chúng ta còn nhớ cách đây không lâu vào tháng 10 năm 2020, khi miền Trung đang chìm trong bão lũ, hàng trăm ngôi nhà, hàng nghìn người dân phải chịu cảnh “màn trời, chiếu đất” do thiên tai, lũ lụt gây ra. Không những thiệt hại về tài sản mà thiệt hại về con người cũng không thể đo đếm được.
Khi đó người dân từ khắp các địa phương, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, người dân quyên góp, ủng hộ cho người dân vùng lũ tất cả những gì để bà con thoát khỏi cảnh “màn trời, chiếu đất”. Tôi đã thấy hàng nghìn chiếc bánh chưng được người dân các địa phương kêu gọi, quyên góp gạo, thịt để chuyển vào vùng lũ lụt cho bà con và các chiến sỹ đang làm công tác cứu hộ ăn chống đói. Hàng trăm nghìn bộ quần áo, sách vở, giấy bút… gửi đến cho đồng bào nơi đây.
Người dân Việt Nam chúng ta luôn luôn tự hào là những người anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, cần cù, chịu khó trong lao động và học tập, yêu thương nhau, nhường cơm sẻ áo giúp đỡ nhau qua cơn hoạn nạn. Truyền thống này được xây dựng và hun đúc qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, nó được phát huy và trỗi dậy mỗi khi Đất nước gặp khó khăn, nhân dân ta gặp hoạn nạn, tình thần ấy lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Sát cánh cùng nhân dân chiến thắng Covid-19
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại trong những ngày áp Tết Nguyên đán Tân Sửu, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị kích hoạt ngay hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ Trung ương đến địa phương.
Rất nhiều cán bộ, chiến sỹ quân đội và công an nhân dân đã vào trận chiến, căng mình trong màn đêm giá lạnh để ngăn chặn người dân nhập cảnh trái phép từ vùng có dịch vào Việt Nam, mang theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh.
Những chiến sỹ áo trắng quên mình rời xa gia đình và người thân khi cái tết truyền thống đang cận kề, họ đã xung phong vào tâm của vùng dịch để thực hiện việc cứu chữa cho những người bị nghi nhiễm và dương tính với Covid-19. Cũng giống như những người lính họ phải căng mình làm các xét nghiệm để khoanh vùng, dập dịch.
Việc toàn tỉnh Hải Dương thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ là một việc làm hết sức cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh không lây lan ra ngoài cộng đồng.
Đồng hành với việc thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là mọi người dân ở đây đã tự cách ly tại gia đình, không tiếp xúc gần, không tổ chức các hoạt động đông người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Những sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm khác của nhân dân Hải Dương không tiêu thụ được, dẫn đến việc thiệt hại rất lớn về kinh tế. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chấp hành nghiêm chỉnh, không một lời kêu ca hay không chấp hành nghiêm chính Chỉ thị của Chính phủ.
Việc chấp nhận thiệt hại của bà con, nhân dân nơi đây là một hành động thiết thực cùng toàn Đảng, toàn dân cả nước phòng chống dịch Covid-19, đẩy lùi nguy cơ lây lan ra ngoài cộng đồng.
Điều này đã được chứng minh, trong những ngày gần đây theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 lây lan ra ngoài cộng đồng giảm hẳn, có những ngày không ghi nhận thêm một ca nhiễm mới Covid-19 nào ngoài cộng đồng.
Theo nhận định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là chúng ta đã khoanh được chính xác ổ dịch và đang xử lý rất có hiệu quả.
Do vậy, việc giải cứu nông sản cho bà con nông dân vùng có dịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương lúc này là hết sức cần thiết. Các cơ quan, tổ chức cần phối kết hợp để vận chuyển và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nông sản của bà con nông dân Hải Dương thật hiệu quả, đồng thời cũng phải xử lý thật nghiêm với những đối tượng lợi dụng “lòng tốt của người dân” để tiêu thụ sản phẩm nông sản ở những vùng khác.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.