75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn, nhiều bước ngoặt, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành những thắng lợi diệu kỳ.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời (2/9/1945) đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách.
Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, trong đó tập trung chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; đồng thời thực hành sách lược khôn khéo, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo.
Trong 9 năm, từ 1945 - 1954, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Bác, quân và dân ta đã từng bước đánh gục ý đồ cai trị nước ta một lần nữa của Thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu buộc Pháp phải ký hiệp định Gionever. Nước ta tạm thời bị chia cắt: Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng.
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1955, toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ lớn: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai.
Từ cuối năm 1959, đầu năm 1960, phong trào Đồng Khởi lan rộng ở nhiều tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị dân quân du kích và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã hình thành và phát triển trong phong trào Đồng Khởi.
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III, được tổ chức từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội quyết định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo đó, hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cuộc chiến đấu bảo vệ hậu phương miền Bắc là một phần rất quan trọng của cuộc chiến tranh nhân dân của cả nước chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ trong thời kỳ 1954-1975. Thắng lợi sau hai lần Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc đã chứng tỏ trên thực tế sức mạnh và tính bền vững của một hậu phương được tổ chức chặt chẽ và tinh thần quyết đánh, quyết thắng rất cao.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, làm thay đổi cục diện trên chiến trường miền Nam, tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris, chấm dứt ném bom không điều kiện, chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến tranh.
Điện Biên Phủ trên không: Trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972), quân và dân ta đã đập tan chiến dịch đưa máy bay ném bom B52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng,... của đế quốc Mỹ. Buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris, rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Việt Nam.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, sau 55 ngày đêm, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh, non sông thu về một mối, đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế trong tình trạng bị bao vây, cấm vận.
Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội (1975-1985) là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó khởi đầu về phát triển kinh tế là Chỉ thị 100, Nghị quyết 10 về đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp; và khởi đầu về đường lối đối ngoại là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương.
Hơn 30 năm đổi mới, từ chỗ là nước thiếu gạo, phải nhập khẩu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Theo tổng kết mới nhất của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong 7 tháng đầu năm 2020, bất chấp dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam vẫn ước đạt gần 39,5 tỷ USD. Trên cơ sở đó toàn ngành nông sản quyết đạt mục tiêu trị giá xuất khẩu 41 tỷ USD trong năm 2020..
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.