Thông tin dự báo thời tiết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sản xuất và đời sống.
Tuy vậy, ít ai hiểu sự hy sinh vất vả của cán bộ công tác trong ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV), người trực tiếp làm nên Bản tin Dự báo Thời tiết. Nhất là trong những ngày có bão, lũ, công việc của họ vất vả biết nhường nào.
Dự báo KTTV là thông tin gắn liền với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, vui chơi, giải trí và mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, hàng hải, giao thông vận tải, hàng không, điện lực, du lịch... Có thể nói, thông tin KTTV là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.
Các hiện tượng thời tiết có ảnh hưởng và tác động khác nhau đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần xã hội, mọi hoạt động kinh tế, văn hóa và quân sự... Chính vì lẽ đó, công việc dự báo thời tiết để phục vụ cho đời sống xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Quan trọng là vậy nhưng mấy ai thấu hiểu những hy sinh vất vả của những cán bộ công tác trong ngành KTTV, nhất là những ngày có bão, lũ, công tác lấy số liệu phục vụ cho việc dự báo lại vất vả biết nhường nào.
Nhân ngày KTTV Thế giới (23/3), đồng thời để có cái nhìn khách quan về công việc của cán bộ KTTV, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã tìm về Đài KTTV tỉnh Nam Định. Được biết, đây là tổ chức trực thuộc Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, trực thuộc Tổng cục KTTV.
Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Đài KTTV tỉnh Nam Định Dương Văn Hưng cho biết: Đài KTTV tỉnh Nam Định là một trong hai Đài KTTV thuộc Đài KTTV Bắc Bộ có trạm Phát báo Quốc tế. Trạm này quan trắc 08 obs (03 tiếng 1 lần, cả ngày và đêm); Trạm Thủy văn cấp I vùng triều phải liên tục 24/24 giờ hoạt động trên sông, các trạm KTTV vùng ven biển khi có bão, nước dâng, sóng lớn...
Từ các số liệu đó, dự báo viên sẽ tập hợp để làm nên Bản tin Dự báo Thời tiết. Trong các ngày có bão, lũ, quy trình vẫn như vậy, nhưng phải cập nhật số liệu liên tục, cứ 30 phút một lần nên cường độ làm việc rất vất vả, thời gian này cơ quan phải trực 100% quân số mới đáp ứng nhu cầu công việc. Vì công việc đó đòi hỏi họ phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt, phải chính xác tuyệt đối từ giờ giấc đến số liệu, nên dù mưa bão, lũ lụt nguy hiểm luôn rình rập, quan trắc viên vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Gian nan là thế, nhưng niềm vui của họ là đưa ra được những số liệu chính xác, kịp thời giúp các cơ quan chức năng có thêm thông tin, chỉ đạo điều hành phù hợp. Đồng thời cũng giúp người dân biết thông tin để hạn chế thấp nhất hiệt hại do thời tiết gây ra.
Quan trắc viên Bùi Tiến Oanh chia sẻ: Nghề nào cũng có sự vất vả riêng. Làm trong nghề KTTV, vất vả nhất là cứ đến giờ là phải lấy các thông số dữ liệu, bất cứ thời tiết mưa gió hay rét mướt. Làm quan trắc viên ở đồng bằng vào những hôm thời tiết khắc nhiệt đã vất vả, nhưng nếu quan trắc viên ở miền núi còn vất vả hơn gấp bội.
Cùng chia sẻ với phóng viên, quan trắc viên thủy văn Hoàng Xuân Thái cho biết: Sợ lắm anh ơi, những hôm mưa gió, bão lũ, nghề khác thì ở trong nhà nhưng làm nghề này vẫn phải dầm mưa, lênh đênh trên sông nước... Tuy nhiên, cứ nghĩ đến số liệu phục vụ cho công tác phòng chống bão lũ là quên hết mệt mỏi, lo âu. Sau mỗi trận bão, nghe thông tin thiệt hại của người dân thấp là mừng, vì dù gì mình cũng góp phần nhỏ bé để các cơ quan chức năng cũng như người dân có cách thức phòng ngừa kịp thời...
Thời gian qua, dù đã được các cấp các ngành quan tâm đầu tư tạo điều kiện nhưng ngành KTTV vẫn cần hơn nữa sự vào cuộc của chính quyền các cấp trong đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị đồng bộ. Đặc biệt, chính quyền nơi có công trình KTTV cần vào cuộc quyết liệt bởi nhiều nơi đã bị các hộ dân cũng như các công trình khác che chắn, ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu phục vụ cho công tác dự báo thời tiết.
Nhân ngày KTTV Thế giới (23/3), xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới những người đã và đang công tác trong ngành KTTV.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.