Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2016 | 2:0

Những nông sản lao đao bởi hạn, mặn nặng nhất 100 năm

1. Lúa

Xâm nhập mặn, hạn hán được đánh giá là nghiêm trọng nhất 100 năm qua ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên đã khiến hoa màu và một số cây công nghiệp chủ lực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kết quả khảo sát tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong tháng 1/2016 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tại 4 tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang cho thấy, diện tích lúa Đông Xuân 2015-2016 bị hạn, mặn khoảng 58.311 ha. Trong đó, diện tích lúa thiếu nước tưới 10.691 ha; diện tích lúa thiếu nước tưới các tháng tiếp theo ước khoảng 47.620 ha. Tới nay tình trạng này vẫn tiếp tục căng thẳng, diện tích có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn hán trong thời gian tới có thể lên tới 104.731 ha, chiếm 10,90% diện tích xuống giống của vùng ven biển và chiếm 6,7% diện tích xuống giống lúa Đông Xuân 2015-2016 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Là tỉnh đang phải chịu cảnh mất trắng khi lúa bị khô hạn, ông Nguyễn Văn Lu, Trưởng trạm khuyến nông huyện Châu Thành, Bến Tre cho biết, hiện huyện có 69ha lúa mất trắng. “Đa phần số lúa này đang ở giai đoạn phát triển và chuẩn bị cho trổ bông nên nông dân sẽ chịu mất 50% trên tổng vốn đầu tư cho cây lúa, tương đương khoảng 10-15 triệu đồng mỗi ha”, ông Lu nói.

Trao đổi với VnExpress.net, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều tỏ ra khá lo lắng về chất lượng cũng như số lượng gạo xuất đi trong năm nay. Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ) cho hay, tình hình hạn hán chưa ảnh hưởng ngay tới doanh nghiệp, tuy nhiên, chúng sẽ tác động từ từ. Với số lượng các vùng nguyên liệu đang bị xâm hại nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày một gia tăng thì chất lượng gạo cũng như sản lượng cung ứng trong năm nay sẽ giảm. Nguy cơ tăng giá cao đối với mặt hàng này là khó tránh khỏi.

nhung-nong-san-lao-dao-boi-han-han-nang-nhat-100-nam

2. Trái cây

Sầu riêng, xoài, bưởi da xanh và một số loại cây ăn trái khác tuy không chịu thiệt hại nặng như lúa nhưng cũng đang có nguy cơ mất mùa khi bị xâm nhập mặn hoặc khô hạn. Tại các tỉnh Cà Mau, Vĩnh Long, Bến Tre… những loại trái cây này đang trong giai đoạn trổ bông nên khi bị xâm nhập mặn hoặc thiếu nước khiến hoa rụng mạnh, đậu quả kém.

Ông Nguyễn Văn Lu, Trưởng trạm khuyến nông huyện Châu Thành, Bến Tre cho biết, toàn huyện có 35ha sầu riêng và 100ha trồng bưởi da xanh đang chịu ảnh hưởng. “Hoa sầu riêng đang trổ bông mạnh nhưng vì thiếu nước nên có nguy cơ sẽ đậu quả thấp. Vì vậy, sản lượng vụ sầu riêng năm nay sẽ giảm mạnh. Giá sản phẩm này theo đó cũng sẽ tăng cao hơn so với các năm trước”, ông Lu nhận định.

Còn tại Vĩnh Long, từ sau Tết đến nay độ mặn lấn sâu, có nơi đo được trên 3%. Vì vậy, chất lượng cũng như sản lượng của các loại cây ăn trái đặc sản được dự báo giảm theo.

nhung-nong-san-lao-dao-boi-han-han-nang-nhat-100-nam-1

3.Ca cao

Là một trong những cây công nghiệp đóng góp quan trọng trong việc tạo nguyên liệu cho ngành bánh kẹo, thế nhưng, số lượng diện tích trồng ca cao ở một số địa phương những năm gần đây giảm mạnh.

Nếu năm 2012, cả nước có 25.000ha ca cao trồng tại các vùng như Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng); Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận); Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh) thì nay giảm còn 16.000ha. Con số này dự báo tiếp tục giảm khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra mạnh trong năm nay. 

Tại các tỉnh Tây Nguyên, nắng nóng kéo dài khiến tình trạng thiếu hụt nước tưới đe dọa mất mùa đối với cây trồng này. Còn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặt cũng đang diễn ra.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre cho biết, hiện toàn vùng có 3.000-5.000ha trồng ca cao, thế nhưng khi thời tiết bất ổn nhiều cây ca cao đã bị cháy lá và nguy cơ chết. Nếu tình trạng kéo dài, các hộ dân trồng loại cây này sẽ chịu thiệt hại nặng.

nhung-nong-san-lao-dao-boi-han-han-nang-nhat-100-nam-2

4. Cà phê

Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho thấy, trong nửa đầu năm 2016, xuất hiện mùa đông khô, ấm ở miền Bắc, thiếu hụt mưa, dòng chảy dẫn đến hạn hán khốc liệt ở miền Trung và Tây Nguyên. 

Với diễn biến thời tiết trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất cà phê vối ở Tây Nguyên - loại cà phê cần nhiều nước. Đồng thời tuyết rơi ở phía Bắc có khả năng gây mất mùa cà phê Arabica ở Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị. Vụ mùa 2016-2017, sản lượng cà phê sẽ tiếp tục giảm và là vụ giảm thứ 3 liên tiếp của Việt Nam. Nửa đầu tháng 1 năm nay, xuất khẩu cà phê chỉ đạt 70.000 tấn. Dự kiến năm 2016 Việt Nam có khả năng chỉ xuất khẩu 1 triệu tấn cà phê nhân, giảm 25% so với 2015.

Trong năm 2015, tình trạng hạn hán cũng đã xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên khiến sản lượng cà phê giảm 10-20%. Nhiều hộ gia đình ở các vùng này còn chịu cảnh thua lỗ vì giá cả phê giảm mạnh.

nhung-nong-san-lao-dao-boi-han-han-nang-nhat-100-nam-3

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top