KTNT - Chiều tối 13/10, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp trên toàn quốc để tiếp tục lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp trên toàn quốc.
Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, cả nước hiện có 500 hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề, hầu hết là thành viên VCCI. Thời gian qua, các hiệp hội đã làm được nhiều việc rất có ý nghĩa, nhất là tổ chức các cuộc xúc tiến thương mại, đầu tư, đào tạo và tham gia xây dựng chính sách, xóa đói giảm nghèo. Nhiều bộ, ngành đã thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên với hiệp hội, doanh nghiệp. Một số bộ, ngành, địa phương đã giao cho hiệp hội doanh nghiệp làm nhiều việc như tổ chức “Cà phê doanh nhân”, xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp quận, huyện, sở; thực hiện một số dịch vụ công…
Ông Vũ Tiến Lộc cho biết một tín hiệu vui mà các doanh nghiệp đón nhận trước thềm “Tết doanh nhân” 13/10 là việc Chính phủ ban hành Chương trình hành động phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 3/10/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW).
Kỳ vọng văn bản này sẽ đem lại ý nghĩa to lớn như “Khoán 10” năm xưa, ông Vũ Tiến Lộc cho biết đây sẽ là niềm động viên, khích lệ to lớn các doanh nhân yên tâm sản xuất kinh doanh, làm giàu cho xã hội và đất nước.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, đại diện các hiệp hội, doanh nhân bày tỏ trân trọng và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các ý kiến cũng đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời khẳng định sẽ nêu cao đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, hợp tác cùng phát triển.
Chúc mừng các doanh nhân cùng tiến bước, cùng thành công, Thủ tướng nhấn mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, dự kiến đất nước sẽ hoàn thành và đạt vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2017 đã đề ra. Trong thành tích đó, có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp.
P.V
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.