Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2015 | 10:38

Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Sau thời gian dài bị hồng Trung Quốc lấn át, gần đây nhờ sấy bằng công nghệ Nhật Bản, nông dân Đà Lạt đã tự tin mang quả hồng đặc sản giới thiệu đến khách hàng.

 
Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Hồng Đà Lạt dùng để sấy khô theo công nghệ Nhật Bản là hồng trứng và hồng vuông. Việc đầu tư xây dựng xưởng theo công nghệ Nhật Bản không tốn kém, phức tạp. Thông thường, khu vực sấy hồng có thể được thực hiện trong nhà mái tôn hoặc nhà kính, đảm bảo thông thoáng, có ánh nắng mặt trời chiếu vào nhưng phải ngăn mưa, sương.

Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Để có được chất lượng tốt nhất, gia đình bà Đặng Thị Thu Vân ở đường Khe Sanh, phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phải chọn những trái hồng to, tươi ngon gọt sạch vỏ trước khi sấy. Bước tiếp theo là cho hồng vào máy sấy để làm khô lớp nước bên ngoài trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Khi đã ráo nước, trái hồng được móc vào móc nhựa, treo thành từng dây dài khoảng 1,2 m. Xưởng sấy hồng theo công nghệ Nhật Bản được vệ sinh sạch sẽ, người ra vào buộc phải mặc trang phục bảo hộ để cách ly mầm bệnh có thể lây nhiễm vào sản phẩm.

Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Hồng được sấy bằng nắng, gió tự nhiên có thêm quạt hỗ trợ. Theo bà Vân, làm hồng theo phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu sấy đúng vào thời điểm mưa kéo dài, hoặc nóng ẩm thất thường, độ nóng không đạt thì hồng sẽ bị chảy nước, lên men.

20 ngày sau khi sấy, hồng đạt được độ khô, teo nhỏ, trong ruột đặc quánh mật ngọt.

20 ngày sau khi sấy, hồng đạt được độ khô, teo nhỏ, trong ruột đặc quánh mật ngọt.

Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Đặc điểm nổi trội của hồng sấy khô theo công nghệ Nhật Bản là mềm, dẻo, giữ được độ ngọt, thơm ngon tự nhiên. Hiện giá bán loại hồng này 300.000-350.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ chính là Đà Lạt và TP HCM.

Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Sau khi được đóng bao, hồng sấy được cho vào máy hút chân không để bảo quản được lâu, tăng độ mềm dẻo cho sản phẩm.

Nông dân Đà Lạt sấy hồng bằng công nghệ Nhật Bản

Nhờ được sấy theo công nghệ tiên tiến này mà chất lượng hồng Đà Lạt được nâng lên rõ rệt, người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Du khách đến cơ sở sấy hồng tham quan trực tiếp và mua sản phẩm.

Du khách đến cơ sở sấy hồng tham quan trực tiếp và mua sản phẩm.

Đây là năm thứ 3 gia đình bà Vân làm hồng khô theo công nghệ Nhật Bản. Riêng năm nay, sản lượng hồng sấy thành phẩm đưa ra thị trường ước khoảng 1,2 tấn.

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chủ tịch UBND phường 10, TP Đà Lạt, cho biết đã có thời gian người trồng hồng tại địa phương phá bỏ loại cây này vì không thể cạnh tranh được với hồng Trung Quốc. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây không ai phá bỏ hồng nữa. Hiện phường 10 có trên 100 ha hồng, tập trung chủ yếu ở Trại Hầm, Khe Sanh. “Hơn hai năm nay, từ khi tiếp cận phương thức sấy hồng theo công nghệ Nhật Bản, chất lượng sản phẩm đã được nâng lên rõ nét, được thị trường ưa chuộng. Bây giờ, hồng Đà Lạt sấy khô đã đánh bật hồng Trung Quốc” - ông Sỹ cho biết.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top