Ông Nguyễn Xuân Ký, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh vừa được bầu giữ chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, khóa XIV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 6/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 42 để giới thiệu và bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Tại đây, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã giới thiệu ông Nguyễn Xuân Ký, Phó bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm nhân sự để bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Kết quả bỏ phiếu, ông Ký nhận được sự tán thành 100% của các đại biểu có mặt (53/53 phiếu thuận), chính thức trúng cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Xuân Ký khẳng định: Trên cương vị công tác mới, sẽ nêu cao vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu, nỗ lực hết sức mình; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng; kế thừa, gìn giữ và phát huy xứng đáng những thành tựu của các thế hệ đi trước; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời, chuẩn bị thật tốt về mọi mặt theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương để tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Ông Nguyễn Xuân Ký sinh ngày 10/7/1972; quê quán huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học môi trường, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh;… Trước khi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020, ông Nguyễn Xuân Ký từng giữ các chức vụ Bí thư Thành ủy Móng Cái; Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.