Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2021 | 16:15

Ông Phạm Minh Chính trở thành tân Thủ tướng Chính phủ

Quốc hội khoá XIV đã bầu ông Phạm Minh Chính – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thủ tướng Chính phủ.

Chiều 5/4, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ, các đại biểu đã thông qua danh sách và tiến hành bỏ phiếu kín để bầu người thay thế vị trí của ông Nguyễn Xuân Phúc – người đã được miễn nhiệm chủ vụ Thủ tướng và được bầu làm Chủ tịch nước.

Kết quả kiểm phiếu vừa được công bố cho thấy, ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết về việc bầu giữ chức vụ cũng đã được Quốc hội thông qua với 462/466 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội).

pham-minh-chinh1.jpgTân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Chinhphu.vn

 

Tân Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện nghi thức tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp theo quy định khi nhậm chức trước Quốc hội.

Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958. Quê quán: Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Trước khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Minh Chính từng kinh qua các chức vụ: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an...

Ở các vị trí đã đảm nhiệm, ông Phạm Minh Chính luôn thể hiện là người dám nghĩ, dám làm, đổi mới, quyết liệt hành động và để lại nhiều dấu ấn quân trọng./.

Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top