KTNT- Khi tiến hành xử phạt vi phạm giao thông, một Phó trưởng Công an phường đã không viết biên lai, không lập thủ tục xử lý vi phạm mà cầm tiền “đút túi”. Sau đó, người dân có đơn tố cáo thì vị cán bộ này mới đưa tiền nộp vào ngân sách, đồng thời lập hồ sơ giả đề hợp thức hóa hồ sơ. Điều đáng nói, khi giải quyết khiếu nại, Công an TP.Bắc Ninh cho rằng không có việc “ăn tiền”, tuy nhiên sau đó, Công an tỉnh Bắc Ninh có văn bản khẳng định tố cáo của người dân là đúng.Giả mạo chữ ký của dân Báo Kinh tế nông thôn nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Quang ở thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong – Bắc Ninh), trong đó có nội dung: Vào 9h sáng, ngày 12/9/2012, cháu ông Quang là anh Nguyễn Văn Hải đi xe máy đến phường Vạn An (TP.Bắc Ninh) thì bị Công an phường giữ xe vì không mang theo giấy tờ. Công an phường hẹn anh Hải 15 giờ chiều cùng ngày mang giấy tờ ra để nộp phạt. Đúng giờ hẹn, anh Hải ra Công an phường Vạn An để nộp số tiền 920.000 đồng. Tuy nhiên, khi thu tiền nộp phạt, Đại úy Nguyễn Thế
KTNT- Được chính quyền địa phương cấp đất ở, sinh sống ổn định trên mảnh đất trên từ năm 1988 đến nay và không hề có tranh chấp nhưng vẫn không được cấp quyền sử dụng đất. Đó là nội dung khiếu nại của ông Trần Văn Hèo, xã Tân Dân (TX. Chí Linh, Hải Dương) gửi báo Kinh tế nông thôn. Đơn phản ánh, ông Hèo cho biêt, năm 1988 UBND xã Tân Dân có quy hoạch cụm dân cư khu Ngã Tư Giang, vận động các hộ gia đình có 3 cặp vợ chồng ở cùng một căn hộ và những người có ngành nghề phụ với điều kiện không có tiền án tiền sự đều được xét và cấp đất ở. Theo đó, gia đình ông Hèo được cấp 200m2 đất ở, từ đó đến nay gia đình ông sở hữu, bao tường, xây nhà và không có bất cứ tranh chấp gì với ai.
KTNT- Khi nhận đơn tố cáo, Thanh tra Bộ Công thương không lập đoàn thanh kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của mình mà chỉ đợi báo từ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Sau khi có báo cáo, Thanh tra Bộ lại “cóp” gần như nguyên nội dung báo cáo của Tập đoàn để trả lời cơ quan chức năng. Vụ việc “bất thường” này khiến cổ đông Công ty Bicico vừa có đơn tố cáo Thanh tra Bộ Công thương “bao che cho sai phạm”…
KTNT- Sáng 10/8, cơ quan chức năng ở tĩnh Vĩnh Long đã chính thức ra quân đập phần nhà xây vượt quá giấy phép của ông Phạm Văn Đấu, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, để mở rộng vỉa hè đường Bạch Đàn (TP Vĩnh Long) cho đúng theo dự án đã phê duyệt là 4,5 mét.>> Chuyện Chủ tịch tỉnh bẻ cong đường và cách hành xử khó hiểu của cơ quan chức năng ở tỉnh Vĩnh LongNhư báo KTNT đã có bài phản ánh, năm 2008, trong thời gian giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, ông Phạm Văn Đấu cho xây nhà to lớn trên đường Bạch Đàn nhưng có một số phần vượt giấy phép, phạm vào đất dự án mở đường Bạch Đàn. Năm 2009, cán bộ thiết kế thi công và thẩm định của Sở GT&VT tỉnh Vĩnh Long dù biết Chủ tịch UBND tỉnh xây nhà không đúng theo giấy phép được cấp nhưng vì “sợ uy” ông Chủ tịch tỉnh nên đã né ngôi nhà, bóp vỉa hè nhỏ lại chỉ còn khoảng 3 mét. Cho đến khi đường Bạch Đàn làm xong, báo chí phát hiện sự tùy tiện và Sở GTVT tỉnh Vĩnh Long nhận khuyết điểm, tổ chức sửa sai.Theo thiết kế, vỉa hè đường Bạch Đàn, TP
KTNT- Báo Kinh tế nông thôn đã có nhiều bài viết phản ánh về những “khuất tất” trong công tác kiểm đếm, đền bù, thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Xuân Thành (Thanh Liêm – Hà Nam). Đến nay, sau 04 năm kể từ khi có quyết định thu hồi đất, người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Điều đáng nói, đã có nhiều chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ, ban ngành Trung ương nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mỏi mòn đợi công lýSau 04 năm ròng rã đi các Bộ, Ban ngành Trung ương để gửi đơn cầu cứu, chủ doanh nghiệp một thời “nức tiếng” ở địa phương– Công ty Đại Xuân, bà Nguyễn Thị Nhàn giờ gặp chúng tôi sức khoẻ đã suy kiệt, già sọm đi nhiều. Bao nhiêu năm đi kiện, cũng chừng ấy thời gian bà và cả gia đình bỏ bê làm ăn, mọi tài sản tích cóp hàng chục năm cứ lần lượt “đội nón ra đi”. Sức khoẻ, tiền bạc cứ hao hụt từng ngày, có những lúc bà Nhàn như đuối sức, rồi tự động viên mình “chân lý đang rất gần, chỉ cần cố một chút”. Tuy nhiên, sự công bằng cho gia đình bà Nhàn vẫn chỉ là
KTNT- Đơn thư bạn đọc gửi Báo Kinh tế nông thôn, đề tài (ĐT) “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vải kháng khuẩn chống thấm dùng trong lĩnh vực y tế” do PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh làm chủ nhiệm đã có hành vi sao chép kết quả nghiên cứu từ một đề tài khác của cố PGS-TS Lê Hữu Chiến làm chủ nhiệm. Việc làm trên là vi phạm nghiêm trọng Quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án, đề án khoa học và công nghệ của TP.Hà Nội ban hành.So sánh nội dung giữa đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vải kháng khuẩn chống thấm dùng trong lĩnh vực y tế” (mã số: 01C-01/13-2007-3; thực hiện từ tháng 1/2007 - 3/2009) do PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh làm chủ nhiệm, với ĐT cấp bộ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa sản phẩm vải và quần áo kháng khuẩn phục vụ các ngành y tế, công nghệ thực phẩm, dược phẩm và dân dụng” (mã số: B2005-28-219-TĐ; thực hiện từ tháng 1/2005 – 12/2006) do cố PGS-TS Lê Hữu Chiến làm chủ nhiệm, thấy rằng: Tính cấp thiết của ĐT: 01C-01/13-
KTNT- Chỉ sau 3 phút sau khi bỏ quên chiếc laptop trên một chiếc xe taxi 3A Group, bằng nhiều nỗ lực gọi điện “cầu cứu” tới tổng đài của hãng này nhưng chỉ nhận được câu trả lời trong vô vọng, GPS hỏng “bất thường” và không thể tìm ra chiếc xe đó.Đơn gửi báo Kinh tế nông thôn, anh Khúc Mạnh Việt (SN 1980), trú tại Tổ 5, Thạch Bàn (Long Biên - Hà Nội) “tố” việc bị tài xế taxi 3A Group của Công ty Cổ phần quản lý đầu tư và phát triển Trung Tâm vận tải taxi “nẫng” mất chiếc laptop mà anh vô tình bỏ quên trên xe.
KTNT- Sau hơn 04 năm kể từ khi cổ đông tại Công ty CP Công nghiệp Hóa chất vi sinh (Bicico) có đơn tố cáo và gần 04 tháng kể từ khi Báo Kinh tế nông thôn có bài đầu tiên phanh phui vụ bán trộm nguyên liệu, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mới chính thức có Công văn số 917/HCVN-TTPC “thừa nhận” có việc bán trộm nguyên liệu của Unilever. Tuy nhiên, trong báo cáo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lại viện cớ “không đủ điều kiện, không đủ phương tiện, không đủ thẩm quyền… xác định chính xác số lượng…”. Dường như, đây là một động tác “đá bóng”, “thanh minh” của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khi sự việc bán trộm nguyên liệu sắp được Cục Cảnh sát kinh tế (C46) – Bộ Công an kết luận.
KTNT- Mặc dù hộp sữa tươi Ba Vì của Công ty sữa quốc tế Ba Vì (IDP) còn hạn sử dụng đến ngày 4/9/2013 nhưng khi uống, khách hàng thấy nhiều biểu hiện bất thường từ sản phẩm như buồn nôn, đau bụng…kiểm tra mới “tá hỏa” vì sản phẩm chứa vật thể lạ. Đó là những nội dung khiếu nại của chị Đặng Thị Hương Giang, trú tại số nhà 73 đường Nguyễn Thị Lưu, phường Ngô Quyền - TP Bắc Giang (Bắc Giang) tới cơ quan báo chí.Theo phản ánh của chị Giang, gia đình chị mua một thùng sữa mang nhãn hiệu Ba Vì tại đại lý Hồng Hạnh (TP. Bắc Giang) do Công ty sữa quốc tế Ba Vì sản xuất. Sau khi sử dụng còn lại 12 hộp, đến sáng ngày 23/7, cháu Hoàng Đức Dũng 7 tuổi con trai chị Giang uống sữa trên thì thấy cháu có biểu hiện buồn nôn, nhưng vì chưa phát hiện nguyên do từ đâu dẫn đến cháu có các biểu hiện như vậy nên chị vẫn tiến hành theo dõi.Sau đó, chị tiếp tục cho cháu uống sữa thì thấy cháu rùng mình, nôn thốc tháo. Dũng bảo mẹ ơi sữa đắng quá con không uống nữa và đi học. Tại Trường tiểu học Ngô Sĩ Liên, c
KTNT- Mặc dù có nhiều chứng cứ vững chắc chứng minh ông Trịnh Anh Tuấn khai man năm tuổi để “trục lợi”. Dư luận cả nước mong đang chờ sự vào cuộc quyết liệt và nghiêm túc của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để tìm ra sự thật. Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gửi Bộ Công thương lại cố tình bao che, bao biện cho ông Trịnh Anh Tuấn.
KTNT- Sau khi Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài phản ánh liên quan đến việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam ngược đãi mẹ liệt sỹ Phạm Thị Kiến (100 tuổi) thôn Phú Viên, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam). Ngày 16/7/2013, Sở Y tế tỉnh Hà Nam có công văn phúc đáp Báo với nhiều nội dung không đúng sự thật.>> Bệnh viện Đa khoa Hà Nam ngược đãi mẹ liệt sỹ>> Tiếp bài “Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam ngược đãi mẹ liệt sỹ”: Chủ tịch UBND tỉnh “Đừng làm mất thời gian của tôi”.