Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thanh tra đột xuất việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Hoài Đức có 51 dự án chậm tiến độ
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc thanh tra đột xuất việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Văn bản nêu rõ: Xét báo cáo, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 191/TTCP- C.IV về việc thanh tra đột xuất việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại văn bản nêu trên.
Phó Thủ tướng Thường trực giao Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra có sự tham gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai và cấp sổ đỏ trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, kiến nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2019.
Trước đó, tại Kết luận Thanh tra số 325, Thanh tra Bộ xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm trong việc quản lý đất đai của Hoài Đức. Trong đó, công tác thuyết minh một số đồ án quy hoạch chưa cụ thể chức năng sử dụng đất, chưa có đề xuất tổ chức không gian và một số nội dung như điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng 1/500 khu đất dịch vụ (khu 3+4) cụm công nghiệp xã An Khánh, đồ án điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu đất dịch vụ (khu lô 1, khu lô 2) xã An Khánh, đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất dịch vụ xã An Thượng…
Một số đồ án chưa lập phê duyệt thiết kế đô thị theo quy hoạch như đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 đất dịch vụ Khu Chéo đường tàu xã La Phù, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 đất dịch vụ xã Di Trạch…
Nhiều sai phạm khác cũng được Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ trong công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Huyện Hoài Đức cũng là nơi tập trung nhiều dự án chậm triển khai. Mới đây, theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai. Trong đó, Hoài Đức có nhiều dự án chậm triển khai nhất với 51 dự án.
Hai doanh nghiệp bị thanh tra hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu
UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành quyết định 2254 thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và các khoản ngân sách nhà nước tại Công ty TNHH JP Corelex Việt Nam và Công ty cổ phần Huyndai Aluminum Vina, địa chỉ tại Khu công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên.
Đoàn thanh tra liên ngành do ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chánh thanh tra tỉnh Hưng Yên làm trưởng đoàn cùng 7 thành viên là cán bộ tại các cơ quan: Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên môi trường; Chi cục Hải quan Hưng Yên; Thanh tra tỉnh; Sở Công Thương; Sở Tài Chính.
Quyết định cũng nêu rõ, giao Chánh thanh tra tỉnh chỉ đạo, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và trình UBND tỉnh kết quả thanh tra theo quy định của pháp luật.
Thời kỳ thanh tra bắt đầu từ năm 2014 đến nay; thời gian làm việc của đoàn thanh tra là 30 ngày kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cũng đã công bố Quyết định Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác cấp giấy chứng nhận, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Thời kỳ thanh tra từ lúc giấy chứng nhận, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có hiệu lực đến nay.
Bên cạnh đó, sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức đã được Bộ TN&MT chỉ định tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; thời kỳ thanh tra từ ngày 27/10/2015 đến nay.
Thanh tra, công tác cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của Tổng cục Môi trường; thời kỳ thanh tra từ ngày 27/10/2015 đến nay.
Thanh tra công tác cấp giấy chứng nhận, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của các Sở TN&MT; thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2013 đến nay.
Theo Thanh tra Bộ TN&MT, 75 đối tượng, trong đó có 64 tổ chức, bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác sẽ bị thanh tra.
Trong số 64 tổ chức nằm trong diện thanh tra thì có 54 tổ chức được Bộ TN&MT cấp giấy xác nhận, 10 tổ chức được Sở TN&MT cấp giấy chứng nhận, xác nhận.
Và trong 64 tổ chức này thì có 54 tổ chức nhập khẩu trực tiếp, 5 tổ chức nhập khẩu ủy thác, 5 tổ chức được Bộ TN&MT chỉ định tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Bộ TN-MT đang làm rõ việc phá rừng đặc dụng Thần Sa để khai thác vàng
Trước việc báo chí liên tục phản ánh về việc xâm hại, phá rừng đặc dụng Thần Sa để tìm vàng, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã gấp rút vào cuộc làm rõ. Một Phó tổng cục trưởng được giao làm trưởng đoàn lên tỉnh Thái Nguyên nhằm làm rõ những dấu hiệu sai phạm ở mỏ vàng Khắc Kiệm.
Theo phản ánh, Công ty Đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp phép khai thác vàng sa khoáng tại khu vực Bản Ná, cánh đồng Khắc Kiệm và nam Khắc Kiệm (huyện Võ Nhai). Để khai thác vàng, doanh nghiệp này đã đưa hàng chục máy xúc ủi, xe tải có tải trọng lớn hoạt động đào đãi suốt ngày đêm.
Đáng chú ý, moong đánh vàng của công ty này khoét sâu xuống lòng đất hàng trăm mét tạo thành những hủng khổng lồ. Mỗi moong, hủng rộng tới vài hecta. Đứng trên đỉnh núi Cô Tiên nhìn xuống Bản Ná thấy nơi đây như một đại công trường máy móc, phương tiện hoạt động rầm rập…
Thậm chí, giữa rừng đặc dụng nhưng doanh nghiệp này còn xây dựng một quần thể gồm khu văn phòng, khu nhà sàn cho công nhân ở, khu tâm linh khá khang trang, rộng rãi hơn cả UBND huyện.
Dự án khai thác mỏ vàng sa khoáng Khắc Kiệm có trữ lượng quặng trên 1,3 triệu m3 được tỉnh Thái Nguyên cấp phép khai thác từ năm 2009. Tuy nhiên, mỏ vàng Khắc Kiệm vẫn là vùng đất nguyên thủy, chưa có dấu hiệu khai thác.
Thời gian hoàn thổ, phục hồi môi trường tại các mỏ khoáng sản là 1 năm nhưng thay vì thu hồi dự án, tỉnh Thái Nguyên lại tiếp tục gia hạn cho Công ty khoáng sản Thăng Long trước khi giấy phép cũ hết hạn chỉ 18 ngày.
Đáng chú ý, với trữ lượng còn lại là 241.502m3, theo giấy phép số 799 thì Công ty khoáng sản Thăng Long chỉ khai thác trong 1 năm là hết nhưng tỉnh Thái Nguyên lại kéo dài thời gian khai thác lên đến 17 năm. Không chỉ mỏ vàng Khắc Kiệm, mỏ vàng Bản Ná sau khi được gia hạn khai thác cũng được kéo dài.
Trả lời báo chí, ông Đoàn Văn Tuấn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh này đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra thông tin báo chí phản ánh việc phá rừng đặc dụng Thần Sa, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng để tìm vàng.
Đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Võ Nhai, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng và các cơ quan, ban, ngành liên quan.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.