Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 19 tháng 2 năm 2022 | 9:54

Phó Thủ tướng chỉ đạo về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, theo thẩm quyền chủ động điều hành giá xăng dầu bảo đảm theo đúng quy định, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước...

Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ 

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Cụ thể, tại văn bản số 1086/VPCP-KTTH ngày 18/2/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, theo thẩm quyền chủ động điều hành giá xăng dầu bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước; đánh giá kỹ tác động đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân; chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả điều hành giá xăng dầu; kiểm tra xử lý nghiêm không để xảy ra các hành vi trục lợi, đầu cơ, vi phạm pháp luật.

a111.jpg
Phó Thủ tướng chỉ đạo "nóng" với Bộ Công Thương về nguồn cung xăng dầu. (Hình minh hoạ)

 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ động làm tốt công tác thông tin, truyền thông về việc điều hành giá xăng dầu để người dân và doanh nghiệp biết tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Trước đó, tại kỳ điều chỉnh ngày 11/2, giá xăng RON 95 vượt mức 25.000 đồng/lít, mức cao nhất trong 8 năm qua khiến thị trường chưa thể hạ nhiệt.

Theo báo cáo của Chi nhánh phân phối sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - PVNDB, tiến độ giao hàng trong tháng 2 ít hơn bình thường do nhà máy này vẫn đang vận hành với 55% công suất. Nguồn hàng của nhà máy lọc dầu này chưa bổ sung trở lại như trước khi giảm công suất.

Cùng với đó, xu hướng diễn biến giá dầu thế giới đang rất phức tạp trước biến động địa chính trị, căng thẳng Nga - Ukraine và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) vẫn giữ kế hoạch sản xuất 400.000 thùng một ngày.

33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thanh tra

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành với các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu (TNPPXD). 33 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (TNĐMKDXD) sẽ bị thanh tra trong đợt này.

Theo đó, những đơn vị này sẽ bị kiểm tra về giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; giấy xác nhận đủ điều kiện làm TNĐMKDXD.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân, hoặc đồng sở hữu, hoặc của thuê sử dụng của TNĐMKDXD.

Đoàn kiểm tra sẽ làm rõ vấn đề về giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu; Hợp đồng phân phối xăng dầu của thương nhân với tổng đại lý, đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ.

Kể cả việc mua xăng dầu với các đối tác trong và ngoài nước và cả hợp đồng mua xăng dầu từ các nhà máy sản xuất xăng dầu, các thương nhân đầu mối trong nước.

Đồng thời, báo cáo về khối lượng xăng dầu nhập vào từ ngày 1/1/2021 đến ngày 11/2/2022 thông qua số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu; Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, xuất khẩu xăng dầu.

Việc tiêu thụ xăng dầu, Đoàn thanh tra cũng làm rõ các hợp đồng xuất khẩu xăng dầu; Phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc; Sản lượng cam kết từng đơn vị từng tháng, thực tế thực hiện;

Báo cáo sản lượng bình quân ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một ngày.

Đáng chú ý, các TNĐMKDXD sẽ phải cung cấp cho đoàn kiểm tra các hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán và chứng từ nội bộ về việc mua hàng, bán hàng...

Thời hạn thanh tra là 70 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.

Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2021 đến ngày 11/2/2022. “Trong quá trình thanh tra nếu có nội dung liên quan đến trước và sau thời kỳ thanh tra, Đoàn Thanh tra có thể kiểm tra, làm rõ”, văn bản nêu.

Trưởng đoàn thanh tra là ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Chánh thanh tra Bộ Công thương. Phó Trưởng đoàn là ông Vũ Xuân Quỳnh, Phó Trưởng phòng Thanh tra Bộ này.

Các thành viên trong đoàn thanh tra thuộc Bộ Công thương gồm Cục nghiệp Vụ, Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Pháp chế và đại diện Sở Công Thương địa phương.

Danh sách các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thuộc diện thanh tra lần này gồm:

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội; Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội; Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà; Công ty TNHH Hải Linh; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty cổ phần Vật tư xăng dầu Hải Dương;Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư phát triển Trường An; Công ty cổ phần Xăng dầu Tân Nhật Minh;Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam; Công ty TNHH Trung Linh Phát;Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp; Tổng Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP; Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương; Công ty cổ phần Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải STS; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng; Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức; Công ty cổ phần Tập đoàn Dương Đông; Công ty cổ phần Đầu tư Nam Phúc; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa; Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu; Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.Hồ Chí Minh; Công ty cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu; Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV;Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil; Công ty cổ phần Nhiên liệu Phúc Lâm; Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro; Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh; Công ty cổ phần Anh Phát Petro; Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh; Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top