Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 7 năm 2021 | 10:3

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai

Sáng nay (21/7), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai ở một số địa điểm tại Hòa Bình, TP. Hà Nội.

pttg-thanh-4.jpg

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nghe báo cáo về thi công dự án mở rộng nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Ảnh VGP/Đức Tuân

 

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đi kiểm tra công tác bảo đảm an toàn và vận hành xả lũ của Thủy điện Hòa Bình (kiểm tra tại đỉnh đập và hầm nhà máy), nghe báo cáo chung về tình hình và công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước tại Công ty Thủy điện Hòa Bình.

Thủy điện Hòa Bình là công trình lớn nhất cả nước và quan trọng đặc biệt (dung tích toàn bộ trên 9,8 tỷ m3 nước), có nhiệm vụ phát điện, cấp nước, đặc biệt là phòng, chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Hồ Hoà Bình, cùng với các hồ chứa quy mô rất lớn trên bậc thang Sông Đà như Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát…, đã đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ gồm: Phát điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và điều tiết lũ cho hạ du (Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng Bắc Bộ).

Từ khi đi vào hoạt động (năm 1988), hồ Hòa Bình đã cắt được 44 trận lũ và có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm an toàn cho hạ du, nhất là trước năm 2011 khi hồ Sơn La chưa đi vào hoạt động. Một số đợt vận hành cắt giảm lũ lớn cho hạ du như trong trận lũ tháng 8/1996, hồ Hòa Bình đã vận hành cắt giảm lũ cho hạ du với lưu lượng đỉnh lũ lúc 16h ngày 18/8/1996, lưu lượng về hồ 22.500 m3/s; lưu lượng xả 8.876 m3/s (mở 5 cửa xả đáy). Hồ đã cắt giảm lũ cho Hà Nội khoảng từ 1,2 đến 1,5 m; nếu không có hồ cắt lũ mực nước Hà Nội có thể đạt +13,5 m (trên báo động 3 là 2 m), uy hiếp nghiêm trọng an toàn đê điều ở hạ du.

Hiện, cả nước có trên 6.750 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 14,5 tỷ m3, trong đó khu vực Bắc Bộ từ Ninh Bình trở ra có 2.543 hồ chứa với tổng dung tích khoảng 2,2 tỷ m3.  

Tại Thủy điện Hòa Bình, nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), Phó Thủ tướng đã dâng hương tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh đồi Ông Tượng và dâng hương tại Đài tưởng niệm 168 cán bộ, công nhân, viên chức và chuyên gia của Liên Xô đã ngã xuống trong quá trình xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình.

Sau khi kết thúc kiểm tra tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng sẽ kiểm tra khu vực Đập Đáy của TP. Hà Nội.

Hà Nội là một trong những địa phương có hệ thống đê điều lớn nhất cả nước với trên 750 km đê, trong đó trên 620 km đã được phân cấp trải rộng trên địa bàn của 26/30 quận, huyện. Chiều dài đê của Hà Nội chỉ đứng sau Thanh Hóa (trên 1.000 km đê), nhưng Hà Nội lại có nhiều tuyến đê quy mô lớn, trong đó có tuyến đê cấp đặc biệt bảo vệ cho Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, trên cả nước hiện có 9.220 km đê, trong đó có 2.731 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt. Ngoài ra, có khoảng trên 44.545 km đê bao, bờ bao các loại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top