Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 12 năm 2015 | 11:15

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát lệnh khởi động xây dựng cầu Đại Ngãi

Sáng 12-12, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ GTVT đã chính thức khởi động dự án xây dựng cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đến dự, phát lệnh khởi động xây dựng cầu.

Ấn nút khởi động xây dựng cầu Đại Ngãi

Cầu Đại Ngãi có điểm đầu giao với Quốc lộ 54, thuộc địa phận huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và điểm cuối giao với đường Nam sông Hậu, thuộc địa phận huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng với tổng mức đầu tư khoảng 5.872 tỷ đồng. 

Theo thiết kế, chiều dài toàn tuyến của dự án khoảng 15,2 km, bao gồm: 2 cầu chính (cầu Đại Ngãi 1 và cầu Đại Ngãi 2), mỗi cầu rộng 16 m cho 4 làn xe lưu thông, xây dựng 5 cầu trung và nhỏ và đường dẫn vào cầu. Vị trí cầu nằm ở phía hạ lưu Trung tâm Nhiệt điện Long Phú. 

Trong đó, cầu Đại Ngãi 1 dài 2,24 km; vượt qua luồng Định An, đảm bảo thông thuyền cho tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải ra vào sông Hậu từ kênh Quan Chánh Bố (nếu vào cảng Sóc Trăng và Trung tâm nhiệt điện Long Phú đi vòng qua Cù Lao Dung) với tĩnh không thông thuyền 45m, chiều rộng thông thuyền tối thiểu 300m.

Cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86 km; vượt qua luồng Trần Đề, đảm bảo khổ thông thuyền tương ứng với sông cấp 1 (cho tàu 2000 tấn) lưu thông.

Theo đánh giá, cầu Đại Ngãi là công trình huyết mạch trên tuyến Quốc lộ 60, được hoạch định là tuyến đường trục ven. Sau khi hoàn thành, cầu sẽ nối thông toàn tuyến để khai thác thế mạnh toàn bộ các tỉnh phía Đông của khu vực Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau..., rút ngắn được khoảng 70km khi đi từ TP.HCM đến Sóc Trăng, tiết kiệm chi phí vận tải và giảm áp lực giao thông cho tuyến Quốc lộ 1A, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL.

Đây là cây cầu cuối cùng nằm trên Quốc lộ 60 hiện hữu, điểm đầu nối với Quốc lộ 1A tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và điểm cuối tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Sau khi hoàn thành sẽ xóa toàn bộ các điểm phà vượt sông đi qua các tỉnh ven biển ĐBSCL từ Cà Mau đến TP. HCM, thuận tiện khi lưu thông trong các tỉnh ĐBSCL, dự tính công trình hoàn thành vào năm 2018.

Cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu nối hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: “Việc xây dựng cầu Đại Ngãi là cấp bách và rất cần thiết, sau 36 tháng khi dự án hoàn thành, tuyến QL 60 được nối thông hoàn toàn và tạo thành tuyến trục dọc hành lang phía Đông cho khu vực ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao khi các khu kinh tế Định An, khu công nghiệp Trần Đề, Đại Ngãi, An Nghiệp… đi vào hoạt động; đồng thời tăng khả năng đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía Nam”.  

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Trung Hiếu bày tỏ niềm vui, lời cảm ơn đến Chính phủ cùng các cơ quan ngành Trung ương đã quan tâm, đầu tư cầu Đại Ngãi để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của Sóc Trăng nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung. Chủ tịch Nguyễn Trung Hiếu cam kết Sóc Trăng sẽ làm hết mình vì tiến độ của dự án. 

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại lễ khởi động.

Phát biểu tại lễ khởi động, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Trên tuyến Quốc lộ 60 hiện đã có 3 cầu lớn đưa vào sử dụng là Rạch Miễu, Hàm Luông và Cổ Chiên. Việc đầu tư cầu Đại Ngãi là gỡ nút thắt cuối cùng trên tuyến quốc lộ này để nối thông tuyến hành lang phía Đông. Dự án cầu Đãi Ngãi góp phần làm tăng thêm tác dụng thiết thực của các dự án hạ tầng, công nghiệp, kinh tế quan trọng cho Trà Vinh và địa phương lân cận”.

Phó Thủ tướng đã nêu bật tầm quan trong của cầu Đại Ngãi đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của các tỉnh khu vực ĐBSCL, đánh giá cao sự đóng góp hết mình của Đảng bộ và nhân dân 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện dự án.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị thi công, các cơ quan ban ngành liên quan thực hiện tốt công tác thi công, bảo đảm an toàn, chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công. 

Theo Bộ Giao thông vận tải, cầu Đại Ngãi là công trình huyết mạch trên tuyến Quốc lộ 60, Sau khi hoàn thành, cầu Đại Ngãi sẽ nối thông toàn tuyến để khai thác thế mạnh toàn bộ các tỉnh phía Đông của khu vực Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... rút ngắn được khoảng 70km khi đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng, giúp tiết kiệm chi phí vận tải và giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Quốc lộ 1A, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cũng trong buổi lễ này, cán bộ-công nhân viên đơn vị thi công đã trao tặng cho UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng 5 căn nhà tình nghĩa trị giá 200 triệu đồng.

* Được biết, sau lễ khởi động dự án cầu Đại Ngãi, cũng trong ngày hôm nay, Bộ GTVT sẽ khởi động dự án đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc (An Giang). Cầu Châu Đốc được xây dựng nhằm thay thế phà Châu Giang trên tuyến N1 qua tỉnh An Giang. Cầu Châu Đốc sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH cho thị xã biên giới Tân Châu và TP Châu Đốc, từng bước góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương.

Cầu Châu Đốc được đầu tư với tổng kinh phí khoảng 949 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 3,26km, chiều dài cầu 667 m, điểm đầu nối vào QL91 (P Vĩnh Mỹ, Châu Đốc), điểm cuối tại khu vực giao với Đường tỉnh 953, TX Tân Châu.

Cao Xuân Lương

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top