Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dịch bệnh đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn dịch bệnh từ hơn 100 ngả chứ không chỉ một vài ngả như trước đây.
Chiều tối 8/3, Bộ Y tế công bố thêm 9 ca bệnh mới gồm 04 ca ở Quảng Ninh, 02 ca ở Lào Cai, 02 ca ở Đà Nẵng, 01 ca ở Huế, tất cả những ca bệnh này đều là hành khách nước ngoài. Nâng tổng số ca bệnh tại Việt Nam đến thời điểm này là 30.
Trước tình hình này, chiều 8/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid- 19 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp để tiếp tục bàn các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh trước thực tế nước ta đang có thêm các ca mắc mới.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid- 19 tiếp tục họp bàn các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh trước thực tế nước ta đang có thêm các ca mắc mới. (ảnh: Đình Nam VPCP)
Tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết, trong 2 ngày qua, cả nước đã ghi nhận thêm 14 ca mắc mới, nhiều người nghi nhiễm đang bị cách ly. Các thành viên Ban chỉ đạo đã xem xét lại hành trình di chuyển, dịch tễ của các bệnh nhân mắc Covid- 19, qua đó nhận định, khả năng phát hiện thêm nhiều ca mắc mới trong thời gian tới.
Để hạn chế các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam, từ ngày 7/3, Việt Nam đã triển khai việc khai báo y tế bắt buộc theo 2 hình thức truyền thống (bằng giấy) và điện tử đối với du khách nhập cảnh vào Việt Nam. Xem xét tạm dừng miễn thị thực đơn phương một số nước Tây Âu và Bắc Âu. Đối với những người nước ngoài có yếu tố dịch tễ sẽ từ chối nhập cảnh.
Để phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 phát động toàn dân khai báo y tế có kết nối hệ thống công nghệ thông tin để lọc ra các trường hợp có tiền sử dịch tễ. Đối với trường hợp nào khai báo y tế gian dối, nhất là các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị khởi tố theo Luật Phòng chống bệnh Truyền nhiễm.
Phó Thủ tướng chỉ đạo 2 cơ quan truyền thông VTV và VOV tăng cường tuyên truyền tải app khai báo y tế điện tử để phổ biến đến cộng đồng. Khuyến nghị công dân Việt Nam hạn chế tối đa đi sang các nước Châu Âu và cả các nước chỉ có 1 ca bệnh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, "Chúng ta chưa chiến thắng cả cuộc chiến nhưng nhất định phải chiến thắng cả cuộc chiến".
Giai đoạn 2 này, Phó Thủ tướng đánh giá khó hơn giai đoạn 1 nhiều vì dịch bệnh bây giờ đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn dịch bệnh từ hơn 100 ngả chứ không chỉ một vài ngả như trước đây. Thực tế virus này đã vào trong Việt Nam, đang "âm thầm mai phục", nếu chúng ta không làm tốt thì "trong đánh ra, ngoài đánh vào".
Thời gian tới có thể sẽ xuất hiện vài chục bệnh nhân, hàng nghìn bệnh nhân việc xuất hiện các bệnh nhân và tiếp đây cần có chiến thuật, giải pháp phù hợp. Mỗi người dân cần ý thức hơn, có trách nhiệm hơn, đừng chủ quan để bảo vệ sức khoẻ cho mình, cho gia đình mình, cho cộng đồng và cho xã hội; Đồng thời tăng cường phát hiện và phát động toàn dân tham gia tự bảo vệ cho mình và cùng nhau chống dịch; tiến hành ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng nếu cần thiết và chữa trị kịp thời, đảm bảo chữa khỏi.
Ngoài khai báo y tế bắt buộc đối với mọi hành khách nhập cảnh, Phó Thủ tướng yâu cầu Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông, các nhà mạng thực hiện chậm nhất 10/3 tới triển khai khai báo y tế trên phạm vi cả nước./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.