Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 2 năm 2020 | 13:3

Phòng chống dịch Covid-19: Còn tâm lý chủ quan

Dịch bệnh viêm phổi đường hô hấp cấp do virus corona gây ra (Covid-19) đang diễn biến  phức tạp, việc phòng chống lây nhiễm đang được đẩy mạnh để ngăn chặn lây lan, đặc biệt ở  nơi tập trung đông người.

Tuy nhiên, tại các chợ truyền thống, chợ cóc, các tiểu thương buôn bán ở đây và người tiêu dùng dường như vẫn coi nhẹ công tác phòng chống dịch bệnh này.  

 

tr14.jpg
Tiểu thương bán mặt hàng tươi sống không sử dung bao tay, khẩu trang để đảm bảo vệ sinh ở chợ phường 1 (TP. Bạc Liêu,tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: Kim Tuấn
 

“Khẩu trang có…nhưng đút túi quần”

Chợ truyền thống và chợ cóc là một trong những nơi giao thương mua bán. Hàng ngày, tại những địa điểm này, có  nhiều người đi chợ để mua bán thực phẩm, rau củ quả cho bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tiểu thương từ các vùng miền khác mang các sản phẩm nông sản, lương thực, thực phẩm từ nơi khác đến để bán.

Chính vì vậy, trong lúc dịch Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp, thì ở các chợ này, mặc dù đã có sự tuyên truyền và kiểm tra của lực lượng chức năng, chính quyền sở tại, nhưng việc tự phòng chống dịch của các tiểu thương xem ra vẫn còn nhiều chuyện để nói.

Tại chợ dân sinh Đông Trù (Đông Anh - Hà Nội), một người bán gia cầm cho biết: “Trên vô tuyến có thông tin nhiều về dịch bệnh được phát sinh từ Vũ Hán (Trung Quốc), chúng em cũng biết đấy, nhưng làm gì đã ảnh hưởng đến đây, chúng em vẫn có khẩu trang nhưng do công việc nên chúng em cất trong túi quần các anh ạ”.

Đi một vòng quanh chợ dân sinh này, chúng tôi bắt gặp khá nhiều tiểu thương trong quá trình bán hàng vẫn vô tư không đeo khẩu trang, mặc dù đã được tuyên truyền và có biết sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid 19, nhưng dường như dịch bệnh này vẫn ở đâu đó rất xa.

Hỏi chuyện một chị bán rau tại đây, chị cho hay, nhà chị ở cách chợ Đông Trù  không xa. Hàng ngày chị vẫn hái rau mang ra đây bán, biết là đang có dịch bệnh và nghe nói cũng nguy hiểm, nhưng chỉ có bên Trung Quốc mới có người bị chết  thôi, còn ở Việt Nam chưa có trường hợp nào bị chết cả, những người bị bệnh đều đã được chữa khỏi hết rồi.

Chị Nguyễn Thị Ánh ở thôn Trung Thôn cho biết, hàng ngày chị vẫn đi lên chợ này để mua thực phẩm cho gia đình, cũng được thôn, xã thông báo trên loa truyền thanh về bệnh dịch, cũng có nói về cách phòng chống,  người dân chúng tôi cũng biết để không đi đến chỗ đông người nhưng đi chợ thì vẫn phải đi, tuy nhiên, việc đeo khẩu trang ở chỗ đông  người như thế này cũng ít khi được quan tâm.

Theo quan sát của chúng tôi, tại chợ này, nhiều tiểu thương và người đi chợ không đeo khẩu trang đề phòng dịch, nhiều người còn coi việc dịch bệnh Covid 19 đang ở đâu đó rất xa, không ảnh hưởng mấy đến công việc của họ ở đây.

Còn tại Bạc Liêu, qua khảo sát ở các khu vực bán thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt heo, thịt gà, vịt tại các chợ phường 1, phường 2, phường 3 (TP. Bạc Liêu)…, chúng tôi đều có chung một cảm nhận, tình trạng người bán và người mua vẫn hết sức chủ quan, không tuân thủ các hướng dẫn về phòng ngừa dịch bệnh an toàn. Việc giết mổ gia cầm vẫn được thực hiện tại chợ, đối với thực phẩm tươi sống là hải sản, các mặt hàng cá tép, người bán luôn nhận làm sạch cho người mua. Tất cả các khâu sơ chế đó không qua bất cứ một quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đều trao đổi trực tiếp bằng tay không với nhau. Người bán không thực hiện việc đeo khẩu trang, không có quần áo bảo hộ, không mang găng tay. Tại nơi bán không có nơi để vệ sinh phòng dịch như nước, xà phòng rửa tay.

Chị N.T.T.V (phường 1, TP. Bạc Liêu) bức xúc nói: “Nguy cơ dịch bệnh có thể ở bất cứ đâu, thế nhưng, ở các chợ thực phẩm tươi sống, không thấy người nào đeo khẩu trang hay mang găng tay gì hết. Chỗ bán đồ tươi sống xen lẫn với bán thực phẩm ăn liền, rất kém vệ sinh, nguy cơ lây nhiễm (nếu có) rất cao. Rồi các quầy hàng bán thức ăn nhanh, quán ăn, quán nước trong mùa dịch cúm cũng vậy, cũng không thấy ai mang khẩu trang, đeo bao tay để phòng ngừa. Tôi đề nghị cơ quan chức năng cần kiểm tra đối với những nơi mua bán như thế này, nhắc nhở để họ tăng cường việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó cũng là một cách hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh”.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động phòng dịch

Thực tế thấy, việc tuyên truyền ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 đã được các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên, để người dân tự thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh xem ra vẫn còn nhiều việc phải làm.

Trao đổi với một cán bộ của Ban quản lý chợ Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội), chúng tôi được biết, Ban quản lý chợ cũng đã tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19, chợ cũng đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh và được y tế quận phun thuốc khử trùng, để phòng chống dịch. Tuy nhiên, đối với các tiểu thương buôn bán ở chợ thì việc này mới chỉ dừng lại ở vận động và tính tự giác, tự bảo vệ mình là chính.

“Đây là chợ truyền thống nên việc đưa hàng hóa đến đây để buôn bán là điều đương nhiên, do vậy, cũng có nhiều người buôn bán ở các địa phương lân cận mang hàng hóa nông sản đến, ban quản lý cũng không có chức năng gì ngoài việc nhắc nhở họ trong việc phòng chống dịch”, cán bộ Ban quản lý chợ Thạch Bàn cho biết thêm.

Khác với các trung tâm thương mại, khi vào đây khách hàng sẽ được bảo vệ  đề nghị đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát trùng, còn ở các chợ truyền thống và chợ cóc thì việc này khó có thể thực hiện một cách triệt để, chỉ trông chờ vào sự tự giác của tiểu thương và người đi chợ.

Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong những quốc gia  có biện pháp phòng, chống dịch bệnh và điều trị các ca nhiễm bệnh khỏi bệnh hiệu quả nhất.

Việc tuyên truyền để người dân tự giác thực hiện phòng chống dịch bệnh hiện nay đang được các cơ quan thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hiệu ứng tốt trong xã hội. Tuy nhiên, tại các chợ cóc, chợ truyền thống, nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch là rất cao, xem ra việc phòng chống dịch bệnh chưa được người dân chú trọng.

Nên chăng ở những nơi đây nên có  tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, nhắc nhở các tiểu thương buôn bán tại chợ, người kinh doanh từ nơi khác đến hoặc bà con đi mua sắm thực hiện nghiêm chỉnh việc khử trùng, phòng chống bệnh dịch Covid-9. Bởi dịch bệnh không trừ đối tượng nào cả, chỉ có cách chủ động phòng chống và đảm bảo an toàn vệ sinh cho chính mình và cộng đồng, có như vậy, công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh mới có hiệu quả thiết thực.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-9 diễn biến phức tạp, thiết nghĩ, đã đến lúc các khu chợ truyền thống cần thay đổi cách buôn bán, phục vụ. Đặc biệt là trong vấn đề tự trang bị cho mình những dụng cụ bảo hộ, thực hiện rửa tay 6 bước theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế. Và ngành chức năng cũng cần vào cuộc để kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm trong an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Với những người mua hàng ở chợ dân sinh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào động vật và các sản phẩm từ động vật; tránh sờ vào mắt, mũi hoặc miệng, tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh và thịt ôi thiu, hỏng, tránh tiếp xúc với động vật thả rông, rác và dịch thải trong chợ.

Còn với những người làm việc trong chợ dân sinh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào động vật và các sản phâm từ động vật, khử trùng dụng cụ và chỗ làm ít nhất 1 lần/ ngày; mặc áo choàng, đeo găng tay và tấm che mặt khi xử lý động vật và các sản phẩm động vật tươi sông: bỏ quần áo bảo hộ sau khi làm việc, giặt hằng ngày và để lại nơi làm việc...

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top