Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 150/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc tăng cường phòng, chống hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tăng cường dự báo khí tượng, thủy văn, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan liên quan và địa phương làm cơ sở chỉ đạo, điều hành, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh; chủ trì phối hợp các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành hồ trong trường hợp các hồ không bảo đảm mực nước tối thiểu quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi diễn biến nguồn nước, kịp thời thông tin, hướng dẫn địa phương và người dân triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân làm cơ sở điều tiết nước từ các hồ chứa thủy điện, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Hướng dẫn lịch thời vụ, chuyển đổi cây trồng phù hợp, nhất là tại khu vực không chủ động được nguồn nước, thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước; tăng cường ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo dõi, cập nhật phương án huy động các nguồn điện phù hợp tình hình thủy văn, nguồn nước tại các hồ thủy điện để bảo đảm nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng điện của người dân; đồng thời có phương án huy động điện phù hợp từ các nhà máy thủy điện trong thời gian các hồ thủy điện phải điều tiết bổ sung nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân nhằm khai thác tối đa hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm tưới hoạt động hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ lấy nước phục vụ sản xuất. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về kế hoạch cung cấp điện năm 2022, nâng cao ý thức sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước vụ Đông Xuân của địa phương phù hợp với điều kiện nguồn nước, khả năng vận hành lấy nước của công trình thủy lợi, lịch thời vụ; rà soát diện tích khó khăn về cấp nước để có phương án bảo đảm cấp nước hoặc chuyển đổi cây trồng. Tổ chức nạo vét kênh mương, cửa lấy nước, thực hiện công tác thủy lợi nội đồng nhằm tăng khả năng dẫn, trữ nước; rà soát khả năng lấy nước từ hệ thống sông Hồng - Thái Bình, có phương án thay thế hoặc lắp đặt các trạm bơm dã chiến để chủ động lấy nước.
Vận hành công trình thủy lợi, thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ lấy nước trong các đợt điều tiết bổ sung nước từ các hồ chứa thủy điện; tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ chuyên ngành về phương án lấy nước. Tổ chức tuyên truyền, thông tin đầy đủ về nguồn nước, lịch lấy nước và khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường trong chỉ đạo, thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ thủy điện bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và cân đối nguồn nước cho các nhu cầu thiết yếu đến cuối mùa cạn.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu các giải pháp căn cơ, lâu dài để hạn chế phải xả nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để huy động nguồn lực triển khai thực hiện.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.