Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 8 năm 2020 | 14:56

Phong Điền giúp người dân thoát nghèo bền vững

Thực hiện Dự án hỗ trợ, nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sinh sản hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững của huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) năm 2020, 32 con bò sinh sản đã được trao cho 32 hộ nghèo tại xã Điền Hương.

tr34.jpg
Dự án nhằm giúp các hộ dân giảm nghèo bền vững, ổn định sinh kế, tăng thêm thu nhập và góp phần tái cơ cấu chăn nuôi tại địa phương.

 

Niềm vui giữa đại dịch

Huyện Phong Điền vừa tổ chức trao 32 con bò sinh sản cho 32 hộ gia đình nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo ở xã Điền Hương.

Các hộ được nhận bò đều hết sức phấn khởi vì được trao “cần câu” để hướng tới xóa đói, giảm nghèo trong tương lai. Đặc biệt, được nhận bò trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang khiến nhiều người gặp khó khăn nên các hộ nghèo càng thêm phần phấn khởi.

Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Trần Gia Truyền, Chủ tịch UBND xã Điền Hương, cho biết, đây là lần thứ 2 nhiều hộ nghèo, cận nghèo hoặc mới thoát nghèo tại địa phương được trao bò sinh sản. Lần đầu tiên địa phương được nhận hỗ trợ này là năm 2017, khi ấy, 14 con bò sinh sản đã được trao cho người dân xã Điền Hương.

Chủ tịch UBND xã Điền Hương cho biết thêm, bên cạnh việc trao bò sinh sản cho người dân, cũng trong khuôn khổ các chương trình phát triển sản xuất cho hộ nghèo, tháng 7/2020, nhiều hộ nghèo, cận nghèo hoặc mới thoát nghèo tại địa phương đã được nhận  2.500 con gà giống.

"Điền Hương hiện có 89/3.800 hộ thuộc diện hộ nghèo. Việc trao tặng bò sinh sản, gà giống… sẽ tạo ra công ăn việc làm cho những gia đình này, qua đó giúp họ có thể tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững", ông Truyền phấn khởi chia sẻ.

 

tr35.jpg

Tháng 7/2020, nhiều hộ nghèo, cận nghèo hoặc mới thoát nghèo tại xã Điền Hương cũng được nhận 2.500 con gà giống.

 

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, cho hay, việc trao bò sinh sản cho các hộ dân nói trên là chương trình được tổ chức hằng năm dành cho các xã thuộc Chương trình 135, xã đặc biệt khó khăn và xã bãi ngang. Nguồn ngân sách của chương trình này được lấy từ chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo hoặc vừa thoát nghèo, giúp họ có điều kiện phát triển kinh tế. Cùng với đó, việc trao tặng bò sinh sản sẽ giúp tập trung tái cơ cấu ngành chăn nuôi tại địa phương.

Giảm nghèo bền vững

Trưởng phòng Tuấn chia sẻ thêm, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững có 2 mô hình là phát triển sinh kế và chương trình nhân rộng mô hình giảm nghèo. Hiện tại, Phong Điền có 4 - 5 địa phương được thực hiện chương trình giảm nghèo.

"Trước đây, chương trình này thường hỗ trợ nông dân một số loại con giống như dê, cá…, tuy nhiên, đánh giá thực tế cho thấy, việc chăn nuôi đại gia súc mà cụ thể là bò hoặc gia cầm (gà) mang lại sự phát triển bền vững hơn. Vì vậy, năm nay, thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân và UBND huyện, việc phát triển kinh tế, đặc biệt là việc phát triển sinh kế và tăng thu nhập cho người nghèo, được thực hiện theo định hướng hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ mới thoát nghèo, song song với đó tập trung tái cơ cấu trong chăn nuôi bò", ông Tuấn phân tích.

Về thời gian sắp tới, ông Tuấn cho biết, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra theo lịch trình để đánh giá chất lượng và hiệu quả của các hộ được trao bò sinh sản trong đợt này. Thời gian tiến hành kiểm tra sẽ được thực hiện sau khi dịch Covid-19 bị đẩy lùi.

“Chúng tôi đi kiểm tra đột xuất hoặc theo lịch trình để xem nông dân đã thực hiện dự án như thế nào. Cùng với đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn thêm kỹ thuật cho bà con”, ông Tuấn nói thêm.

Nhìn nhận về những chương trình xóa đói giảm nghèo trước đó, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền cho hay, trước đây tại địa phương chương trình này được tổ chức dàn trải, mỗi hộ dân chỉ được hỗ trợ 3 – 4 triệu đồng hoặc có khi nhận được 6 – 7 triệu đồng/hộ, số tiền này dùng để đầu tư phát triển sinh kế thì khá hạn chế, điều này dẫn đến hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo chưa thực sự rõ rệt.

Từ thực tế trên, hiện tại, huyện Phong Điền nâng định mức hỗ trợ không quá 12 triệu đồng/hộ (kể cả vật tư, con giống) và với quy trình rà soát một cách chặt chẽ hộ được hỗ trợ từ cấp cơ sở thôn, xã… Địa phương tin rằng, hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo sẽ rõ nét hơn.

Ông Nguyễn Văn Bình, quyền Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, nhấn mạnh, dự án trao bò sinh sản một mặt nhằm giúp người dân phát triển sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; mặt khác, giúp địa phương phát triển đàn bò và tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

"Cùng với việc trao tặng bò sinh sản, Phong Điền cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho bà con nông dân. Đặc biệt,  huyện đã hỗ trợ bà con nông dân xã Điền Hương dự án trồng cỏ nuôi bò với công nghệ tưới tự động trên diện tích 10ha", ông Bình cho biết thêm.

Quyền Chủ tịch UBND huyện Phong Điền hy vọng và tin rằng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, các hộ nghèo, cận nghèo hoặc mới thoát nghèo được nhận hỗ trợ sẽ tích cực hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để thoát nghèo bền vững, ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần mang lại diện mạo mới cho huyện Phong Điền trong thời gian tới.

 

Tổng kinh phí Dự án trao bò lần này là gần 800 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia là 500 triệu đồng, còn lại người dân đóng góp.

Dự án nhằm hỗ trợ bước đầu cho các hộ phát triển chăn nuôi bò sinh sản, tiếp cận và áp dụng tiến bộ  kỹ thuật vào chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.

 

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top