Phú Yên: Ngày đêm nghĩ cách “giải khát” cho cây trồng
Hiện nay, tại Phú Yên, do nắng nóng kéo dài, mực nước trên một số lưu vực sông, hồ chứa xuống thấp, tình trạng hạn hán đã và đang diễn ra tại một số địa phương khiến người dân phải ngày đêm nghĩ cách để cứu cây trồng.
Những ngày qua, nắng nóng liên tục xảy ra trên diện rộng, khiến cho nguồn nước từ các hồ, đập, kênh rạch, sông suối bị cạn kiệt. Cây cối thiếu nước tưới, trở nên khô cằn, làm người dân không khỏi lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Hà ở Bình Định vào xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh (Phú Yên) thuê 2ha đất trồng dưa hấu, chia sẻ: Cách đây hơn 2 tháng, gia đình tôi vào đây thuê đất làm vụ dưa với tiền thuê 60 triệu đồng. Lúc đầu, cây phát triển xanh tốt, chúng tôi rất mừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nắng nóng kéo dài khiến nước bị khô cạn, không có nước tưới tiêu nên gia đình tôi đành chấp nhận bỏ đất tìm đến nơi khác làm, ước thiệt hại trên 100 triệu đồng. Nếu ráng cầm cự, thiệt hại còn nặng nề hơn.
Những ngày này, đi đến các xã của huyện miền núi Sơn Hòa, đâu đâu cũng nghe người dân than vãn về tình trạng hạn, ảnh hưởng đến sản xuất. Theo ông Võ Hòa, ngụ xã Suối Bạc, nhà ông có 5ha mía ở xã Ea Chà Rang. Hạn hán kéo dài khiến hồ nước hơn 300m2 của gia đình lâu nay vẫn dùng để tưới tiêu bị cạn khô. “Mấy bữa nay, tôi có mua dầu, ống nước để chạy máy bơm nước từ suối lên nhưng cũng không thấm vào đâu, vừa tốn tiền, tốn công nên thôi. Giờ cây mía xảy ra hiện tượng héo lá, có những chỗ đã chết dần, đành chấp nhận theo ý trời”, ông Hòa buồn rầu nói.
Vài ngày gần đây, ở một số nơi trên địa bàn tỉnh có mưa nhưng lượng mưa không nhiều nên cũng không thấm vào đâu so với tình hình nắng hạn như hiện nay. Hiện, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp phải ngưng sản xuất, thậm chí không thể chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng ngắn ngày. Theo nhiều người dân, việc cứu cây trồng bị hạn chỉ biết có thể nhờ vào nước trời.
Ông Trần Lý, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ, cho biết: Từ đầu năm đến nay, tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài trên diện rộng; lưu vực hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ không có mưa, lượng nước bốc hơi lớn và lưu lượng nước về hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ rất thấp, dao động khoảng 10-19m3/s, tương ứng với tần suất khoảng 90-95%, khiến mực nước hồ đang ở dưới mức nước quy định (103,15m/103,5m). Do đó, lưu lượng về hồ rất thấp, chỉ đủ bù lượng nước bốc hơi. Tuy nhiện, để đảm bảo công tác cấp nước cho vùng hạ du sông Ba, phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu năm 2020 và nước sinh hoạt, công ty đã thực hiện chào giá 0 đồng để phát điện liên tục một tổ máy với lưu lượng nước về hạ du trung bình ngày khoảng 40m3/s.
Hiện tại, Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ đang thực hiện chạy máy phát điện 2 đợt trong ngày, mỗi đợt từ 2 đến 3 giờ (buổi sáng bắt đầu từ 7h; buổi chiều bắt đầu từ 13h) và tùy theo tình hình lưu lượng nước về hồ để cấp nước cho các trạm bơm thuộc huyện Sơn Hòa, đồng thời phối hợp tốt với Nhà máy Thủy điện Sông Hinh để vận hành phát điện đảm bảo cấp đủ nước thường xuyên, liên tục cho đầu mối Đập Đồng Cam, với lưu lượng 35-40m3/s.
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Phú Yên, trong năm 2020, nắng nóng có thể xảy ra 7-9 đợt và có khả năng xuất hiện 3-5 đợt nắng nóng kéo dài. Tình hình thiếu nước, khô hạn là rất lớn, khả năng xâm nhập mặn sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Do đó, công tác tưới vụ đông xuân 2019-2020 cũng như vụ hè thu 2020 và thời gian tới gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng có công trình thủy lợi nhỏ xa khu tưới.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm kê, đánh giá thực trạng nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với thực tế nguồn nước, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; có kế hoạch phân phối nước và điều chỉnh hợp lý nguồn nước bị thiếu hụt để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi…), sản xuất nông nghiệp năm 2020 và thời gian tới. Chủ động triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo nguồn nước, nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).