Quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản bị khai thác bất hợp pháp
Vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô nói riêng và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ rất quan trọng.
Ngày 9/6, tại TP. Quảng Ngãi, Tổng cục Thủy sản phối hợp cùng Sở NN&PTNT Quảng Ngãi và Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển liên hợp quốc tại Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức Diễn đàn đối thoại “Tăng cường vai trò tổ chức cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và quy định về khai thác thuỷ sản bất hợp pháp tại vùng biển ven bờ”.
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy sản, khẳng định: Vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô nói riêng và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ rất quan trọng. Hơn ai hết, chính những tổ đồng quản lý sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương quản lý về nguồn lợi, việc khai thác và điều quan trọng nhất là theo định hướng sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản và nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân ven biển một cách hợp lý.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương chia sẻ: Toàn tỉnh hiện có 4.589 tàu cá (trong đó có 3.257 tàu khai thác vùng khơi), sản lượng thủy sản khai thác năm 2021 đạt 264.688 tấn, giá trị thủy sản khai thác chiếm hơn 90% cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Khai thác thủy sản đã đem lại những kết quả đáng kể, góp phần tạo việc làm cho cộng đồng ngư dân ven biển, đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân được nâng cao và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động thủy sản ở địa phương còn một số vấn đề tồn tại và hạn chế, như trữ lượng nguồn lợi thủy sản và khả năng khai thác cho phép tiếp tục có xu hướng suy giảm; điều tra nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Quảng Ngãi hiện đang được thực hiện. Do đó, dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý còn hạn chế; cường lực và số lượng tàu khai thác ở vùng ven bờ, vùng lộng còn lớn với 1.332 tàu (có chiều dài 6m đến dưới 15m) chiếm 29% tổng số tàu khai thác; cơ cấu nghề chưa phù hợp với tỷ trọng của nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao (31%); khai thác nguồn lợi thủy sản có kích thước nhỏ bắt gặp nhiều trong sản lượng làm ảnh hưởng đến phục hồi nguồn lợi; tình trạng tàu cá có công suất lớn hoạt động sai vùng, tàu cá sử dụng chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản trái phép vẫn còn xảy ra làm phá hủy hệ sinh thái ven bờ, gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.
Trong thời gian qua, Quảng Ngãi đã thành lập và đưa vào hoạt động khu bảo tồn biển Lý Sơn; thành lập và kiện toàn Tổ tình nguyện viên bảo vệ, bảo tồn rùa biển trên đảo Lý Sơn; thả tái tạo nguồn lợi thủy sản với gần 10 nghìn con giống thủy sản các loại tại các hồ chứa, sông và vùng biển ven bờ; hỗ trợ hình thành 299 tổ ngư dân đoàn kết trên biển, 12 Nghiệp đoàn nghề cá, 15 Chi hội nghề cá và 8 Hợp tác xã dịch vụ và khai thác thủy sản xa bờ,... Từ đó cho thấy, cộng đồng ngư dân đã thể hiện vai trò tiên phong, cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Nhà nước, với các cơ quan chức năng.
Thời gian tới, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển liên hợp quốc tại Việt Nam đang xây dựng dự án “Thúc đẩy phát triển bền vững cộng đồng ở Bình Sơn theo hướng hài hòa sinh thái xã hội với công nghiệp hóa và đô thị hóa gắn trao quyền cho cộng đồng trong quản lý bảo vệ san hô, bảo tồn văn hóa tri thức truyền thống và phát triển sinh kế”. Qua đó sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô nói riêng và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ nói chung.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.