Sáng nay (5/6), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Thí điểm xử lý đất xen kẹt
Trả lời chất vấn của đại biểu Phùng Văn Hùng về xử lý đất xen kẹt, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, tình trạng đất xen kẹt thường xảy ra ở các đô thị, các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng ý cho UBND 2 thành phố này thí điểm trong việc giải quyết đất xen kẹt.
Quan điểm của Bộ là, nếu đất xen kẽ đủ lớn, quy hoạch để thực hiện các công trình công cộng phúc lợi xã hội thì Nhà nước sử dụng thành công trình phúc lợi xã hội.
Còn đối với đất có thể chuyển đổi thành trung tâm thương mại, phục vụ cho nguồn lực phát triển kinh tế, thì UBND các địa phương sẽ thực hiện quyền đấu giá để tạo nguồn vốn, nguồn lực từ quỹ đất này để phát triển các công trình thương mại dịch vụ.
Những mảnh đất xen kẹt chưa đủ lớn, trong trường hợp đó chúng ta sẽ xác định theo điểm, nếu liền kề hộ dân nào thì tạo điều kiện cho hộ dân đó chuyển sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở và phải chịu trách nhiệm về tài chính.
"Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đại biểu là nếu địa phương không có nhu cầu sử dụng những mảnh đất xen kẹt đó thì chúng ta phải tạo điều kiện cho cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng, dĩ nhiên phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử xây dựng đô thị ở địa phương, ở vùng đó" – Bộ trưởng nói.
Quản lý quỹ đất đô thị chưa tốt
Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) nêu vấn đề: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về quản lý sử dụng đất đai ở các đô thị hiện nay. Ví dụ, đô thị hiện nay rất thiếu chỗ đỗ xe, nhưng cứ đề xuất xây bãi đỗ xe thì trả lời là không có quỹ đất. Nhưng mới đây, Hà Nội tự rà soát thì phát hiện ra 499 bãi trông giữ xe trái phép. Hiện tại, hầu hết các trường học đều biến thành điểm trông giữ xe ngày và đêm. Bộ trưởng có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng cho rằng vai trò quản lý đất đô thị thuộc về UBND các tỉnh và thành phố. Liên quan đến từng cấp, kể cả cấp quận, cấp huyện, cấp phường, cấp xã. Trên thực tế, chúng ta có quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.…
Vấn đề đại biểu nêu liên quan đến khâu quản lý các quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất đã cấp cho các cơ quan sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước, đất của nhiều dự án.
Bộ trưởng thừa nhận hiện Hà Nội chỉ có 7% trong quỹ đất cho giao thông tĩnh và giao thông động. Rõ ràng nhu cầu về bãi đỗ xe của các đô thị là rất lớn, thời gian qua tuy đã bố trí quỹ đất làm các khu trông giữ xe nhưng do quản lý kém nên đã sử dụng không đúng mục đích.
Theo Bộ trưởng, trong ví dụ của đại biểu nêu có cả vấn đề về triển khai cụ thể hóa quy hoạch, có cả vấn đề hiện nay không sử dụng tốt quỹ đất chưa sử dụng, nhiều doanh nghiệp, dự án đang cho thuê làm bãi giữ xe, nếu cần thì chúng ta phải thu hồi để đáp ứng các yêu cầu đó. Đấy là công tác quản lý chưa đến nơi đến chốn.
Bộ trưởng cũng không đồng tình với việc các trường học, trường đại học... trở thành nơi giữ xe ngày đêm, điều này không đảm bảo an toàn môi trường và không đúng quy hoạch.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.