Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020 | 14:22

Quảng Nam: Chủ động ứng phó với bão số 10

Sáng 3/11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản về chủ động ứng phó với bão Goni (bão số 10) và tình hình mưa lũ.

images.jpg
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao. Cảnh báo, từ ngày 04/11 đến ngày 06/11 các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, mưa to tập trung từ đêm ngày 05 và ngày 06/11. Tổng lượng mưa phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 350mm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét tại các sông, suối vùng núi, sạt lở đất đá ở sườn dốc, ven sông, suối, thuộc các huyện: Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức; tình trạng ngập lụt diện rộng tiếp tục tại các vùng trũng thấp các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thị xã Điện Bàn, TP Hội An và TP Tam Kỳ (một số phường xã ven sông Bàn Thạch và sông Tam Kỳ).
 
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa lũ để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. 
 
Kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, hoàn thành trước 11 giờ ngày 04/11/2020; đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.
 
Đối với các địa phương miền núi có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá cần tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo Nhân dân chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như: nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu,... cần chủ động di chuyển đến nơi an toàn.
 
Các địa phương ven biển, cửa sông rà soát đảm bảo an toàn các trụ sở sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão.
 
Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Nhân dân và khách du lịch ven biển, trên đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản. Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bao an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 16 giờ ngày 04/11/2020;
 
Bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn; kiên quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực ngập sâu, nguy hiểm, nơi dễ sạt lở đất;
 
Kiểm tra công tác dự trữ lương thực, các mặt hàng thiết yếu ở địa phương, nhất là ở những địa phương dễ bị cô lập, chia cắt do bão lũ; chỉ đạo Nhân dân tự dự trữ lương thực, các nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt từ 7 - 10 ngày;
 
Phát huy phương châm “Bốn tại chỗ” trong công tác phòng chống thiên tai; triển khai lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở địa phương giúp Nhân dân di chuyển đến tạm trú nơi an toàn; sẵn sàng thực hiện cứu nạn, cứu hộ Nhân dân nơi khó khăn;
 
Nghiêm cấm tàu thuyền, các đò ngang, đò dọc hoạt động trên các sông, suối, hồ chứa nước và các nơi ngập lũ sâu để chuyên chở người, hàng hóa; nghiêm cấm việc vớt củi trong lũ;
 
Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra; sẵn sàng phương án ứng phó với tình huống khẩn để chủ động triển khai ứng phó; trong đó đặc biệt lưu ý đến các hồ chứa thủy lợi đã tích đầy nước.
 
Thông báo cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình, nhất là các công trình đang thi công ở ven sông, trên sông, các hồ chứa nước, chủ các phương tiện vận tải thủy, các đơn vị khai thác khoáng sản biết thông tin về tình hình bão và mưa lũ để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các phương tiện.
 
Đối với các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc khu neo đậu để trú ẩn, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức sắp xếp, hướng dẫn ngư dân neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền. Hoàn thành trước 16 giờ ngày 04/11/2020;
 
Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các Trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của bão và mưa lũ.
 
 
 
 
Thanh Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top