Quảng Nam họp thông tin việc mua sắm hệ thống thiết bị Real-time PCR tự động
Sau Hà Nội, đến lượt các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình và một vài địa phương khác trong cả nước “lùm xùm” về giá cả mua bán hệ thống xét nghiệm Realtime PCR… Dư luận xôn xao có hay không chuyện thông đồng thổi giá?
Chiều 29/4, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp thông tin việc mua sắm hệ thống thiết bị Real-time PCR tự động.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh, cuộc họp để nghe các cơ quan liên quan, nhất là Sở Y tế và Sở Tài chính giải trình thông tin minh bạch việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động giá 7,23 tỷ đồng, mà dư luận quan tâm trong thời gian qua. Dư luận quan tâm nhiều nhất là có tiêu cực trong giá mua máy không?
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Hai thông tin về việc cần thiết và quá trinh khảo sát máy, khảo sát giá thiết bị để mua sắm.
Theo ông Hai, hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động trang bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam nhằm phục vụ công tác xét nghiệm để phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Việc trang bị máy giúp việc xét nghiệm sinh học phân tử, phát hiện SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp nhiễm và nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 nhanh chóng, chính xác.
Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động trang bị tại CDC Quảng Nam gồm máy tách chiết tự động và máy đọc. Máy tách chiết tự động: MS thiết bị TBPT-10; Model QIAsymphony AS/ QIAGEN, xuất xứ Đức; máy sử dụng điện áp 220V; tần số 50/60Hz. Máy có khả năng tách chiết tối đa 96 mẫu/ lần, trong khoảng thời gian 6 – 8,5 giờ đồng hồ cho ra kết quả.
Hệ thống Realtime PCR tự động được Sở Y tế Quảng Nam mua theo hình thức chỉ định thầu. Công ty CP Thương mại và Đầu tư Giải pháp Việt với giá trúng thầu 7,23 tỷ đồng.
Hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR tự động được đưa vào hoạt động từ ngày 01/4, phục vụ công tác xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên diện rộng. Từ khi trang bị, máy đã thực hiện xét nghiệm khoảng hơn 2.000 mẫu.
UBND tỉnh đồng ý phân bổ cho Sở 7,65 tỷ đồng, tuy nhiên, qua khảo sát thị trường thì Sở Y tế đã quyết định mua máy của một công ty cung cấp vật tư y tế tại TP Đà Nẵng với giá 7,23 tỷ đồng. Theo ông Hai, Hà Nội mua máy trước khi xảy ra dịch, còn Quảng Nam mua ngay giữa mùa dịch và mua tại chỗ nên giá 7,23 tỷ đồng là việc bình thường.
Theo đại diện Sở Tài chính Quảng Nam, Sở đã phân công cán bộ thẩm định giá gói thầu. Đây là thiết bị chuyên ngành đặc thù, thẩm định rất khó khăn. Gói thầu cần chỉ định thầu, không chần chừ được vì tình hình dịch bệnh. Sở Tài chính thống nhất thẩm định giá 7,65 tỷ đồng của Cty CP Thương mại và Đầu tư Giải pháp Việt, mức giá thấp nhất trong 3 mức báo giá.
Cũng theo đại diện Sở Tài chính Quảng Nam, không thể khẳn định thiết bị đắt hay rẻ, theo quan hệ Cung – Cầu.
Đại diện Công ty CP Thương mại và Đầu tư Giải pháp Việt thông tin: Tại thời điểm trước khi ký kết hợp đồng, Công ty không thể biết được giá đầu vào mà đơn vị nhập khẩu nhập. Hiện, có thể công khai là, Công ty hợp đồng với Sở Y tế Quảng Nam 7,23 tỷ đồng. Công ty phải nộp thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp tổng trên 382 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 1,047 tỷ đồng (14%). Công ty không có nâng khống giá, không chuyện “bắt tay” thổi giá…
Trong khi đó, tại Quảng Trị, ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế cho biết, hệ thống máy Realtime PCR do CDC Quảng Trị mua chỉ với giá 1,45 tỉ đồng.
Trong thực tế, nhất là giữa đại dịch Covid-19, giá cả thiết bị y tế chống dịch lên xuống là chuyện bình thường. Bài học từ chuyện cái khẩu trang, bình xịt sát khuẩn ngay từ khi dịch mới bùng phát đã cho ta thấy rõ điều đó. Cho nên muốn minh bạch giá cả, việc truy xuất nguồn gốc mua là hết sức cần thiết. Từ đó có thể xác định được có hay không chuyện “bắt tay” thổi giá hay lòng vòng mua bán để nâng giá nhằm trục lợi giữa các bên hữu quan.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.