KTNT – Ngày 26/3, tại TP Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức “Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam năm 2017” với sự tham dự của khoảng 800 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, các địa phương vùng Duyên hải miền Trung, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã, đang đầu tư cũng như quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Quảng Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Đâu là chương trình hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia năm 2017, được tổ chức nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập (1997 - 2017) và 42 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2017), là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội tốt để giới thiệu tiềm năng, lợi thế, cơ chế, chủ trương cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Quảng Nam.
Hội nghị xúc tiến đầu tư này là diễn đàn gặp mặt, kết nối mối quan hệ, hợp tác cùng phát triển giữa tỉnh Quảng Nam, các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hội nghị tập trung giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Nam thông qua các phát biểu của lãnh đạo tỉnh, trao đổi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã đầu tư thành công tại Quảng Nam, chia sẻ của các nhà đầu tư mới được chấp thuận đầu tư; trao Quyết định Chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Thỏa thuận nghiên cứu đầu tư một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh Quảng Nam cho 32 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 15,8 tỷ USD.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng, đảm bảo các dự án triển khai đúng tiến độ và đạt kết quả, 06 Ngân hàng thương mại cũng đã ký kết và trao hợp đồng tài trợ tín dụng cho 10 dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với tổng nguồn vốn tài trợ trên 26 ngàn tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự cố gắng vượt bậc của tỉnh, của các nhà đầu tư tại Quảng Nam. Thủ tướng đặt vấn đề: “Vì sao các doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào Quảng Nam?”. Theo Thủ tướng, Quảng Nam có “lưng tựa núi, mặt hướng ra biển; có 2 dòng sông là Vu Gia và Thu Bồn”. Quảng Nam hiện hữu diện tích trên 12.000km2, tài nguyên rừng với nhiều dược liệu vô giá. Cơ sở hạ tầng ở Quảng Nam đứng thứ 14/63 tỉnh, thành trong cả nước theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Nhà đầu tư xem Quảng Nam là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Thủ tướng chỉ ra, Quảng Nam cần làm gì để phát triển hơn? Theo Thủ tướng, Quảng Nam cần doanh nghiệp lớn, có cạnh tranh cao, cần ngành chế biến, chế biến nông sản, nông nghiệp hữu cơ… Thủ tướng lưu ý tỉnh Quảng Nam cần qui hoạch tốt, bố trí lại dân cư hợp lý, nhất là vùng núi. Cần có tầm nhìn xa, tối ưu hóa môi trường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, chú trọng các dòng sông, không làm ô nhiễm các dòng sông, bờ biển. Không để lao động tha phương, cần đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Quảng Nam phải biết thu hút người tài, người giàu, làm việc lâu dài tại Quảng Nam. Tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh tốt hơn. Cần xóa bỏ ranh giới hành chính trong môi trường đầu tư, cần liên doanh, liên kết cùng phát triển, cùng có lợi.
Thủ tướng và đại diện các doanh nghiệp tại Hội nghị.
Hải Yến
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.