Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 5 năm 2020 | 15:35

Quảng Ngãi: Đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,69%

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần vào CT mục tiêu giảm nghèo toàn tỉnh, đến cuối năm 2019 đưa TL hộ nghèo xuống 7,69%, giảm 11.589 hộ (giảm 4,04%) và hộ cận nghèo 7,21%, giảm 6.653 hộ (giảm 2,55%) so với cuối năm 2014; với 01 huyện thoát nghèo 30a...

Theo số liệu của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi 5 năm hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015 - 2019 thông qua phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội, đoàn thể, kết quả doanh số cho vay 05 năm 4.596.204 triệu đồng/145.057 lượt hộ vay (Hội Nông dân 1.502.428 triệu đồng/46.280 lượt hộ vay, chiếm tỷ trọng 32,7%/doanh số cho vay; Hội Phụ nữ: 2.024.387 triệu đồng/65.328 lượt hộ vay, chiếm tỷ trọng 44,0%; Hội Cựu chiến binh: 552.326 triệu đồng/17.131 lượt hộ vay, chiếm tỷ trọng 12,0%; Đoàn Thanh niên: 517.062 triệu đồng/16.318 lượt hộ vay, chiếm tỷ trọng 11,2%.
 
Thông qua phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội, đoàn thể là chủ trương đúng đắn, là mô hình quản lý phù hợp với điều kiện thực tế
Thông qua phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội, đoàn thể là chủ trương đúng đắn, là mô hình quản lý phù hợp với điều kiện thực tế.

 

Tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể đến 31/12/2019 là 3.389.423 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,7%/tổng dư nợ, tăng 1.090.187 triệu đồng so với 31/12/2014, gồm có 2.695 tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) còn dư nợ, với 94.951 hộ vay còn dư nợ (Hội Nông dân quản lý: 1.111.202 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,8%/tổng dư nợ nhận uỷ thác, tăng  290.995 triệu đồng so với năm 2014, gồm có 923 tổ TK&VV còn dư nợ, với 30.848 hộ vay còn dư nợ; Hội Phụ nữ tỉnh quản lý: 1.466.788 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43,3%/tổng dư nợ nhận uỷ thác, tăng  504.910 triệu đồng so với năm 2014, gồm có 1.065 tổ TK&VV, với 41.256 hộ vay còn dư; Hội Cựu chiến binh tỉnh quản lý: 412.297 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,2%/tổng dư nợ nhận uỷ thác, tăng  126.581 triệu đồng so với năm 2014, gồm có 359 tổ TK&VV, với 11.370 hộ vay còn dư nợ; Đoàn thanh niên tỉnh quản lý: 399.137 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,8%/tổng dư nợ nhận uỷ thác, tăng 167.702  triệu đồng so với năm 2014, gồm có 348 tổ TK&VV, với 11.477 hộ vay còn dư nợ).
 
Đặc biệt, việc hình thành mạng lưới TK&VV tại các thôn, bản, vùng sâu vùng xa trên địa bàn toàn tỉnh với 2.695 Tổ TK&VV đã giúp chuyển tải nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời, trực tiếp thực hiện một số công việc được NHCSXH ủy nhiệm như: Tổ chức họp thành lập tổ TK&VV, họp bình xét cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ, tuyên truyền vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng, theo dõi đôn đốc kịp thời các khoản nợ đến hạn, phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro.
 
Kết quả đạt được 05 năm qua, khẳng định phương thức ủy thác cho vay thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội là chủ trương đúng đắn, là mô hình quản lý phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện gắn kết chương trình tín dụng với chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với các chương trình kinh tế xã hội.
 
Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ ủy thác, là cầu nối giữa tín dụng chính sách với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời góp phần nâng cao vai trò các cấp Hội ở cơ sở, quy tụ Hội viên gắn bó với tổ chức Hội, nội dung sinh họat hội thêm phong phú, tạo điều kiện cho hội viên trao đổi học tập kinh nghiệm cách làm ăn, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho Hội viên.
 
Thông qua hoạt động ủy thác đã chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng thuận lợi, đã hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.
Thông qua hoạt động ủy thác đã chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng thuận lợi, đã hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.

 

Sau 05 năm, thông qua hoạt động ủy thác đã chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách vay vốn thuận lợi, nhanh chóng, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại; phương thức cho vay ủy thác đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhờ đó nguồn vốn tín dụng chính sách đã triển khai cho vay đến 100% các thôn, xóm, khu phố tại 184/184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
 
Từ đó, đã hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, mở rộng các làng nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, đặc biệt là tạo việc làm cho người dân, giải quyết tình trạng thất nghiệp tại địa phương, thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; nguồn vốn tín dụng chính sách là đòn bẩy kinh tế giúp các địa phương có thêm nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển KT- XH của địa phương, ổn định an ninh chính trị, hạn chế tình trạng cho vay lãi nặng, tín dụng đen góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững.
 
UBND tỉnh Quảng Ngãi khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong 5 năm hoạt động ủy thác cho vay.
UBND tỉnh Quảng Ngãi khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong 5 năm hoạt động ủy thác cho vay.

 

Để tiếp tục phát huy, triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của NHCSXH thông qua phương thức ủy thác qua Hội đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trong thời gian đến, Chi nhánh NHCSXH tỉnh và Hội, đoàn thể các cấp tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức bình xét đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi nói chung và hoạt động ủy thác nói riêng; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH; phối hợp, lồng ghép nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả, thoát nghèo bền vững...
 
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top