Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 2 năm 2022 | 14:52

Quảng Ngãi rộn ràng mở cửa biển, ra quân đánh bắt đầu năm

Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân các vạn chài ở Quảng Ngãi, làm tôn vinh nét đẹp truyền thống của cha ông ngày xưa ra khơi bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáng nay (11/2), xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tổ chức lễ ra quân đánh bắt đầu năm Nhâm Dần 2022.
 
Lễ ra quân đánh bắt đầu năm và bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc của xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
Lễ ra quân đánh bắt đầu năm và bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc của xã Bình Thạnh.

 

Bình Thạnh là một xã ven biển của huyện Bình Sơn, có truyền thống bám biển, ngư dân có kinh nghiệm lâu năm về đánh bắt hải sản, hiện toàn xã có 86 tàu cá, trong đó có 24 tàu thuyền đánh bắt vùng biển xa, với tổng số gần 1.400 lao động làm nghề khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, hằng năm đánh bắt khoảng trên 1.200 tấn hải sản, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tạo thu nhập và xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
 
“Xã Bình Thạnh luôn xác định kinh tế biển là hướng đi chủ đạo. Hôm nay, địa phương phát động phong trào ra quân đầu năm thi đua đánh bắt hải sản với quyết tâm duy trì nghề truyền thống, vươn khơi bám biển, vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản phát triển kinh tế, giúp nhau cứu hộ, cứu nạn trên biển, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh Huỳnh Tấn Dũng phát biểu tại lễ ra quân.
 
Đồn Biên phòng Bình Thạnh trao ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc cho các chủ tàu cá
Đồn Biên phòng Bình Thạnh trao ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc cho các chủ tàu cá.

 

Nhân dịp này, Đồn Biên phòng Bình Thạnh đã trao ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc cho các chủ tàu cá của địa phương.  
 
Các tàu cá của ngư dân xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) “mở” của biển đầu năm
Các tàu cá của ngư dân xã Bình Thạnh “mở” của biển đầu năm.

 

Từ mùng 3 Tết Nhâm Dần 2022 đến nay, các địa phương ven biển Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn cũng đã tổ chức Lễ hội cầu ngư, giỗ thần Nam Hải và ra quân đánh bắt hải sản đầu năm.
 
Tục thờ cúng cá Ông, còn gọi là thần Nam Hải, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cá của người Việt các tỉnh Bắc Bộ. Trong dòng chảy lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng cá Ông được củng cố bởi vương triều nhà Nguyễn. Trong nhiều thế kỷ, các triều đại đã ban sắc phong cho thần Nam Hải, chính thức công nhận tục thờ cúng cá Ông tại các làng chài dọc ven biển miền Trung.
 
Nghi lễ cúng cá Ông tại lăng vạn làng chài Cù lao Mỹ Tân (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi)
Nghi lễ cúng cá Ông tại lăng vạn làng chài Cù lao Mỹ Tân (xã Bình Chánh)

 

Lăng Ông luôn được làng chài thờ cúng quanh năm. Và, đặc biệt vào mùa xuân, hay mùa thu hằng năm, Lễ hội cúng cá Ông theo nghi lễ truyền thống rất trang trọng. Hiện nay, nhiều làng chài ven biển Quảng Ngãi vẫn còn lưu giữ các sắc phong thần này.
 
Trong nghi lễ, chủ tế sẽ thực hiện các nghi lễ cúng cá ông; tư văn đọc văn tế ca ngợi công đức cứu giúp dân chài thoát nạn trên biển… Sau nghi lễ cúng, đội gươm, chèo làng chài múa hát Bả trạo. Đây là hình thức diễn xướng dân ca. Các điệu múa và hát Bả trạo khắc họa phong tục tập quán của vạn chài, những hiểm nguy của ngư dân trước sóng dữ ngoài biển đông, và để tạ ơn thần Nam Hải cứu giúp khi ngư dân gặp nạn.  
 
Lễ hội cầu ngư đã trở thành Lễ hội văn hoá dân gian truyền thống của bà con ngư dân mỗi khi Tết đến, Xuân về của của ngư dân địa phương. Nhằm gửi gắm ước nguyện thiêng liêng và cầu cho quốc thái dân an, biển thuận gió hoà, cầu mong cho mỗi chuyến ra khơi được an toàn, mạnh khoẻ, chắc tay chèo tay lái, đánh bắt hải sản bội thu; qua đó còn nhắc nhở bà con cùng nhau đoàn kết khi khai thác trên biển và chung tay xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp hơn...
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top