Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 BOT cầu Bạch Đằng đã phát hiện 4 trường hợp không có giấy xét nghiệm SARS-COV-2 âm tính, trốn vào thùng xe tải chở lợn để qua mắt lực lượng chức năng.
Theo đó, khoảng 22h50 ngày 15/7, Phạm Văn Sỹ, SN 1990, trú tại xã Tân Sỏi, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang điều khiển xe ô tô tải mang BKS: 98C – 176.52 trở theo hàng hóa là 50 con lợn với mục đích vào Quảng Ninh để tiêu thụ. Khi đến chốt kiểm soát dịch BOT cầu Bạch Đằng, Phạm Văn Sỹ xuống xe thực hiện các quy định, biện pháp phòng chống dịch bắt buộc như khai báo y tế và xuất trình phiếu xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2 để qua trạm.
Tuy nhiên, lực lượng chức năng phát hiện trên thùng xe tải của Phạm Văn Sỹ có những biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, phát hiện có 4 người trốn bên trong thùng xe tải gồm: Nguyễn Đức Nam (SN 1981, trú tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên); Nguyễn Công Tường (SN 1973, trú tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang); Nguyễn Mạnh Hoạch (SN 1993) và Nguyễn Văn Bình (SN 1976) đều trú tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang với mục đích trốn việc khai báo y tế để vào tỉnh Quảng Ninh.
Tại cơ quan Công an, 4 trường hợp trên đã thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình. Hiện, Công an TX. Quảng Yên đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.