Hôm nay (9/4), Quốc hội đã bỏ phiếu bầu 3 phó thủ tướng Chính phủ và 18 bộ trưởng.
Với đa số phiếu tán thành danh sách 3 phó thủ tướng Chính phủ và 18 bộ trưởng mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình Quốc hội chiều qua (8/4), Quốc hội đã bỏ phiếu và đồng ý các chức danh mà Thủ tướng trình.
3 Phó Thủ tướng Chính phủ:
1. Ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
3. Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam không có tên trong danh sách miễn nhiệm, cơ cấu nhân sự phó thủ tướng trong Chính phủ là 5 người.
18 bộ trưởng gồm:
1. Ông Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay ông Phùng Quang Thanh.
2. Ông Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an thay ông Trần Đại Quang.
3. Ông Lê Vĩnh Tân – Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay ông Nguyễn Thái Bình.
4. Ông Lê Thành Long – Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay ông Hà Hùng Cường.
5. Ông Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay ông Bùi Quang Vinh.
6. Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương thay ông Vũ Huy Hoàng.
7. Ông Phạm Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng thay ông Trịnh Đình Dũng.
8. Ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thay ông Nguyễn Minh Quang.
9. Ông Trương Minh Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thay ông Nguyễn Bắc Son.
Chính phủ mới gồm 27 thành viên. Ảnh TTO
10. Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch thay ông Hoàng Tuấn Anh.
11. Ông Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thay ông Nguyễn Quân.
12. Ông Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay ông Phạm Vũ Luận.
13. Ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thay ông Giàng Seo Phử.
14. Ông Trương Quang Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT thay ông Đinh La Thăng.
15. Ông Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương giữ chức Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH.
16. Ông Mai Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
17. Ông Phan Văn Sáu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ.
18. Ông Lê Minh Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục tại vị.
Hiện, Chính phủ mới gồm 27 thành viên, chỉ có duy nhất Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là nữ.
D.Thanh
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.