Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 5 năm 2020 | 16:28

Quốc hội sẽ miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ và bà Nguyễn Thanh Hải

Hai nhân sự trên đã được phân công nhiệm vụ mới nên Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng và Uỷ viên UBTVQH tại Kỳ họp thứ 9.

Sáng 16/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 19 ngày: Đợt 1 là 9 ngày, từ ngày 20 đến 29/5 (họp trực tuyến); đợt 2 là 10 ngày, từ ngày 8 đến ngày 18/6 (họp tập trung tại Hà Nội), dự phòng ngày 19/6-/2020.

Một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét là nhân sự. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Do đó, theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

quoc hoi se mien nhiem ong vuong dinh hue va ba nguyen thanh hai hinh 1

Ông Vương Đình Huệ và bà Nguyễn Thanh Hải

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (hiện là Trưởng Ban Dân nguyện) do được phân công nhận nhiệm vụ mới. Nhân sự thay thế vị trí của bà Hải sẽ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội ngay sau đó. 

Cũng tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia.

Toàn bộ nội dung nhân sự này sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định tại đợt họp tập trung ở Hà Nội từ ngày 8 đến ngày 18/6.

Thường vụ Quốc hội sẽ họp thêm “phiên 45B”

Liên quan đến nội dung kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ bổ sung các nội dung: Xem xét, quyết định việc tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước; việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Các báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu tự nghiên cứu về: tài chính nhà nước năm 2018; tình hình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia (như dự án Sân bay Long Thành, đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ…); tổng kết Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng UBND cấp tỉnh.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị chuyển sang kỳ họp sau hai nội dung là Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU.

Tuy nhiên, sau khi thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ họp “phiên 45B” giữa hai đợt họp của Quốc hội để xem xét, kịp trình trình Quốc hội tại Kỳ họp 9, trên cơ sở sự chuẩn bị đảm bảo thời gian và chất lượng của Chính phủ./.

 
Ngọc Thành
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top