KTNT - Sáng nay (12/6), với tỷ lệ tán thành 83,5%, Quốc hội đã thông qua Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Cụ thể, có 442 đại biểu tham gia biểu quyết (chiếm tỉ lệ 90,02%), trong đó số đại biểu tán thành là 410, chiếm 83,5%, chỉ có 30 đại biểu không tán thành (chiếm tỉ lệ 6,11%).
Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV được trình Quốc hội lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 14, tháng 10/2016. Đây là một trong những dự thảo Luật đang được cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan tâm và chờ đợi.
Các vấn đề đã được Quốc hội đưa ra bàn thảo, bổ sung trong kỳ họp vừa qua bao gồm: đối tượng hỗ trợ, các tiêu chí xác định DNNVV, các nguồn lực hỗ trợ, vai trò các quỹ tín dụng,…
Ba nhóm đối tượng DNNVV mà Luật hỗ trợ trọng tâm đó chính là: Doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộ gia đình; doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng; tạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, bám theo những sản phẩm chủ lực, tạo quỹ giá trị bền vững cho sản phẩm đó tồn tại trên thị trường.
Dự thảo luật hỗ trợ DNNVV được thông qua sẽ góp phần hỗ trợ cho trên 95% doanh nghiệp Việt Nam hiện tại. Đây sẽ là một đạo luật quan trọng, thể hiện rõ vai trò của Chính phủ kiến tạo khi hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, góp phần hướng tới mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.