Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/ QĐ - TTg ngày 28/ 4/ 2010 về việc xóa bỏ lò gạch thủ công trên phạm vi cả nước. Thực hiện quyết định này, nhiều địa phương đã làm tốt việc xóa bỏ, tháo dỡ các lò gạch thủ công, tuy nhiên ở một số địa phương, các lò gạch vẫn đua nhau nhả khói, gây bức xúc dư luận.
Tại Nghệ An, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT- UBND ngày 01/02/2013 về việc thanh tra, xử lý các cơ sở sản xuất gạch ngói đất sét nung thủ công và tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, hao tốn tài nguyên. Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã ngừng hoạt động các lò gạch, ngói đốt bằng phương pháp thủ công, chủ các lò chấp hành nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khói trắng bao phủ khắp vùng quê.
Thế nhưng, một số chủ lò gạch vẫn lén lút hoạt động. Cụ thể, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, 4 lò gạch thủ công đang đỏ lửa, khói trắng bao phủ cả một vùng khiến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tại xã Châu Bình, các lò gạch hoạt động bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Gạch mộc vẫn được lên khuôn, công nhân vẫn lao động thường xuyên, thậm chí chủ lò còn cho xây thêm lò đốt mới. Trao đổi với phóng viên, ông Lương Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Châu Bình, cho biết: “Việc các lò gạch đốt bằng phương pháp thủ công hoạt động trở lại trên địa bàn xã là có thật, chúng tôi có nắm được vấn đề này. Các chủ lò có lên xin xã tận thu đất sét còn tồn đọng lại, cái khó của xã là chưa có vật liệu nào thay thế được gạch, trong khi địa phương đang tập trung xây dựng nông thôn mới”.
Ông Lô Văn Thế, Trưởng phòng Công Thương huyện Quỳ Châu, cho biết: “Thực hiện Chỉ thị 04/ CT- UBND của UBND tỉnh, chúng tôi đã phối kết hợp với lãnh đạo các xã có lò gạch đốt bằng phương pháp thủ công tuyên truyền cho các chủ lò gạch biết và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời kiên quyết xử phạt những đơn vị vi phạm. Cụ thể, ngày 31/12/2015, đoàn kiểm tra của UBND huyện Quỳ Châu đã tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất gạch nung thủ công quá thời hạn quy định đối với ông Nguyễn Phú Ngọc, chủ cơ sở sản xuất gạch nung thủ công Nguyễn Phú Ngọc tại xã Châu Bình và ông Nguyễn Hữu Tuyến (Công ty TNHH MTV Hữu Tuyến) ở bản Tà Sỏi, xã Châu Hạnh...
“Để thực hiện tốt việc xóa bỏ lò gạch đốt bằng phương pháp thủ công, chúng tôi sẽ làm quyết liệt và dứt điểm, xử lý cơ sở nào xong cho máy móc san ủi để tránh các chủ lò cho hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất gạch không nung cũng phải lấy mẫu kiểm định, nếu đạt chất lượng chúng tôi mới cho vào danh mục trong các công trình xây dựng trên địa bàn”, ông Thế cho biết thêm.
Mặc dù các cơ quan chức năng ở huyện Quỳ Châu đã có biện pháp cứng rắn nhưng các lò gạch thủ công vẫn ngang nhiên hoạt động. Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để chấm dứt hoạt động trên, đảm bảo môi trường trong lành cho người dân.
Lang Khiêm
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.