Sáng 29/6, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Đoàn công tác trung ương đã có buổi làm việc với UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị về chuyển mục đích sử dụng đất và rừng của Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025.
Đoàn công tác trung ương do đồng chí Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm trưởng đoàn. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, gồm các đoạn tuyến: Từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau.
Quy mô đầu tư khoảng 729km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 146 nghìn tỷ đồng, dự kiến cơ bản hoàn thành vào năm 2025, đưa vào khai thác, vận hành năm 2026.
Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho triển khai dự án, cần chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của các tỉnh có dự án đi qua; trong đó, diện tích đất rừng đề nghị chuyển đổi là hơn 1.054ha, diện tích đất lâm nghiệp đề nghị chuyển đổi là gần 1.864ha và diện tích trồng lúa nước là hơn 1.537ha.
Tổng diện tích mà tỉnh Hà Tĩnh cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa là 539,02 ha. Trong đó, đất trồng lúa 2 vụ trở lên 357,09 ha; đất trồng lúa nước còn lại 14,38 ha; đất rừng sản xuất 136,74 ha; đất rừng phòng hộ 30,81 ha. Quảng Bình cần chuyển mục đích dự kiến là 1.115,18ha; trong đó, đất trồng lúa hai vụ trở lên 50,98ha, đất trồng lúa nước còn lại là 19,32ha, đất rừng sản xuất 528,28ha, đất rừng phòng hộ 69,89ha và các loại đất khác 446,71ha.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận để làm rõ vì sao có sự chênh lệch về diện tích đất rừng, diện tích rừng, diện tích trồng lúa nước trong hồ sơ ban đầu, quá trình rà soát, triển khai thực tế; chất lượng rừng và diện tích đất lúa; các khu tái định cư, bãi đổ thải, mỏ vật liệu đã nằm trong diện tích đề nghị chuyển đổi hay chưa; giải pháp đối với đất quốc phòng; hỗ trợ người dân mất đất sản xuất vì chuyển đổi diện tích đất rừng, đất trồng lúa nước.
Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh tầm quan trọng của Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025 và sự quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ trong triển khai Dự án.
Đồng chí yêu cầu các bộ, ngành và địa phương có Dự án đi qua tích cực phối hợp thực hiện tốt nội dung liên quan, bảo đảm tiến độ thi công của Dự án; đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa của Dự án, do có sự chênh lệch về diện tích nên cần phải rà soát, bóc tách, kiểm tra kỹ lưỡng để cập nhật đầy đủ, chính xác vào hồ sơ Dự án, đồng thời làm rõ trong hồ sơ cụ thể diện tích rừng và đất rừng chuyển đổi, mỏ vật liệu.
Về hướng tuyến cơ bản không có sự thay đổi, chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật, tuy nhiên có một đoạn tuyến đi qua rừng phòng hộ, do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý Bộ Giao thông vận tải trong khi triển khai cần tính toán, đề xuất phương án phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi rừng phòng hộ.
Ngoài ra, đồng chí cũng yêu cầu đơn vị tư vấn, Bộ Giao thông vận tải cập nhật, bổ sung đầy đủ các vấn đề phát sinh có liên quan đến chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên, phương án trồng rừng thay thế, bố trí kinh phí để báo cáo cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh hướng tuyến làm thay đổi tổng mức đầu tư của Dự án.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.