Nhiều ngày qua, tại một số quận nội thành Hà Nội như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Nam Từ Liêm… lại tái diễn tình trạng rác thải ùn ứ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân sinh sống ở các khu vực xung quanh.
Tại khu vực đường Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy) nơi đây rác thải tập kết bừa bãi ngay dưới lòng đường gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông. Theo bà Đặng Thu Trang, người dân sống trên con phố Trần Quốc Hoàn cho biết, rác thải lưu cữu không được vận chuyển đã xuất hiện được vài tuần nay. Nhiều thời điểm trời nắng nóng, người dân xung quanh chỉ có thể phủ bạt tạm thời để bớt mùi hôi thối, nhưng nước rỉ rác phân hủy chảy ra đường thì chẳng có cách nào che giấu hay ngăn được mùi. Chưa kể, nhiều người ý thức kém còn ngang nhiên đổ trộm phế liệu làm rác thải chất thành đống.
Tình trạng trên cũng diễn ra trên đường Thái Thịnh (Đống Đa). Tuyến phố này tập trung rất nhiều hộ gia đình kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, dẫn đến việc người dân thường vứt những túi bóng chứa đầy rác thải sinh hoạt la liệt ngay dưới chân cột điện hay bên vệ đường. Ngày qua ngày, những đống rác sinh hoạt không được vận chuyển đi đã trở thành những "bãi rác" tự phát gây mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.
Hay như tuyến đường Phạm Hùng cũng xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt bị lưu cữu, bày bừa tràn lan tại các điểm chân cẩu rác. Chị Nguyễn Ngọc Anh, phố Trung Kính (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Do đặc thù công việc nên tôi thường xuyên đi làm qua đường Phạm Hùng, mỗi khi qua đây thấy số lượng các xe rác chứa đầy phế liệu nối đuôi nhau kéo dài cả chục mét, bốc mùi, chiếm hết diện tích vỉa hè và lòng đường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, cuộc sống của người dân trong khu vực”.
Trước thực trạng trên, ông Trần Văn Khải, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Cầu Diễn (URENCO 7) cho biết, rác thải đang tràn ngập trên nhiều tuyến phố ngoài việc xuất phát từ ý thức của người dân còn đến từ việc hiện tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) đang bị quá tải khiến cho việc thu gom rác trên địa bàn bị chậm. Về nguyên nhân quá tải, có nhiều ý kiến cho rằng xuất phát từ việc dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đang bị chậm tiến độ, chưa đốt rác theo đúng kế hoạch đề ra ban đầu.
Được biết, để xử lý dứt điểm tình trạng ùn ứ rác tại nội đô trước mắt, UBND TP Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, chỉ đạo xử lý, giải quyết và báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/6.
Để giảm thiểu phần nào tình trạng rác thải ùn ứ trên nhiều tuyến phố, ông Khải cũng kiến nghị phải sớm đưa các nhà máy xử lý rác thải đi vào hoạt động đúng tiến độ. Ngoài ra, đề nghị UBND các quận trên địa bàn nên tuyên truyền vận động người dân trong ký cam kết không đổ, vứt phế thải, rác thải ra nơi công cộng. Lắp đặt camera an ninh ghi hình tại một số khu vực thường xảy ra tình trạng đổ trộm phế thải để hỗ trợ cho công tác kiểm tra, xử lý phạt nguội đối với các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Với các trường hợp cố tình vi phạm sẽ lập biên bản và xử phạt theo pháp luật.
Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đơn vị duy trì trong công tác thu gom, vận chuyển rác nói chung và rác thải cồng kềnh nói riêng, có chế tài phạt vi phạm hợp đồng nếu đơn vị thực hiện chưa bảo đảm.
Theo ông Trương Minh Quang - Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa, để ngăn chặn việc đổ trộm rác trên địa bàn, quận đã chỉ đạo UBND các phường tổ chức kết hợp với các phòng, ban thuộc cấp ủy, chi bộ thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, nhắc nhở các hộ dân thu gom rác đúng nơi quy định. Tại các điểm đen về rác thải trong khu vực quản lý, UBND phường sẽ thành lập các chốt trực bao gồm ban bảo vệ dân phố, dân quân và công an khu vực để ngăn chặn các loại xe ô tô, ba gác, xe máy đổ phế thải làm mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra, khuyến khích người dân trở thành những cánh tay nối dài hỗ trợ cho địa phương nếu phát hiện vi phạm thì gọi điện thoại ngay đến UBND phường và Công an phường.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.