Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 5 năm 2017 | 10:20

Rừng Đắk Nông bị triệt phá, trách nhiệm thuộc về ai?

Tháng 6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho đóng cửa rừng nhằm bảo vệ và tránh tình trạng rừng bị tàn phá. Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nhiều cánh rừng vẫn ngày đêm bị xẻ thịt.

Đến huyện Đắk Song (Đắk Nông), đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh các cánh rừng bị triệt phá một cách không thương tiếc. Rừng bị tàn phá để làm nương rẫy và phục vụ cho các mục đích khác. Đi vào trong, người dân nơi đây vẫn thản nhiên trồng tiêu, cà phê, điều… trên các cánh rừng bị đốn hạ; nhiều gốc cây gỗ lớn vẫn còn cháy đen.

Trên các cánh rừng bị đốn hạ, xe múc ngang nhiên đào hố trồng tiêu

Việc rừng bị triệt hạ có trách nhiệm lớn của các cơ quan quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Nông và huyện Đắk Song. Vì nói người dân phá rừng mà kiểm lâm không biết thì quả là nực cười bởi có những cánh rừng bị đốn hạ cách trạm gác của kiểm lâm và các cơ quan liên ngành không xa. Đi ngoài đường, người ta có thể dễ dàng nghe thấy tiếng cưa, xẻ dội vào tai. Bề ngoài, rừng vẫn rất bình yên nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Vì bên trong, hàng loạt cây đã bị người dân chặt phá để lấy đất làm nương rẫy, nhiều nơi cây còn đang ứa mủ vì mới bị chặt.

Người dân nơi đây rất bức xúc trước cảnh chảy máu tài nguyên rừng nhưng đành bó tay. Lực lượng kiểm lâm và liên ngành thiếu trách nhiệm dẫn đến rừng từng ngày mất đi, có lẽ bên trong đó còn có nhiều vấn đề bởi tình trạng rừng ở Đắk Song bị đốt phá diễn ra từ lâu chứ không chỉ ngày một ngày hai. Nhiều ngọn đồi, cây non hay cây cổ thụ đều bị chặt, nhường chỗ cho những vườn tiêu, cà phê trái phép.

Lâm tặc chặt phá rừng không thương tiếc

Nhiều khu rừng bị tàn phá một cách công khai; xe, phương tiện, máy móc được đưa vào rừng thường xuyên mà không gặp khó khăn gì. Tuy nhiên, khó hiểu ở chỗ, nhiều người dân vào rừng chỉ cần chở vài khúc gỗ ra liền bị lực lượng kiểm lâm và liên ngành thu giữ, xử phạt. Trong khi nhiều người khác vẫn thản nhiên đưa đủ loại phương tiện, máy móc vào phá rừng thì không thể nói lực lượng kiểm lâm không biết. Nhiều cánh rừng nằm ngay cạnh lối đi, hàng ngày rất nhiều người qua lại vẫn bị đốt phá là việc không thể chấp nhận được.

Hàng loạt cây đã bị người dân chặt phá để lấy đất làm nương rẫy

Cần phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân và tập thể, xử lý nghiêm những người tiếp tay hoặc thờ ơ trong công tác bảo vệ rừng ở Đắk Song. Nếu tình trạng rừng bị tàn phá cứ diễn ra với tốc độ như hiện nay, thời gian không lâu nữa, những cánh rừng ở đây sẽ biến mất.

Quốc Hùng – Danh Tạo

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top