Trước diễn biến phức tạp của thời tiết do biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn; để chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhiều địa phương đã triển khai nhiều phương án PCCC.
Cháy rừng tại xã Nam Lộc - Nam Đàn
Theo đó, vào khoảng 12 giờ, ngày 20/6, Trung tâm chỉ huy 114 nhận được tin báo xảy ra cháy rừng tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Đội PCCC&CNCH số 7, huy động 01 xe chỉ huy, 02 xe chữa cháy, 03 máy thổi gió cùng các thiết bị chữa cháy chuyên dụng và hơn 20 CBCS nhanh chóng tới hiện trường.
Sau khi có mặt, lực lượng chữa cháy phối hợp lực lượng kiểm lâm, Huyện đội, Công an huyện Nam Đàn cùng chính quyền địa phương triển khai các biện pháp chữa cháy, ngăn cháy lan.
Do thời tiết nắng nóng, cộng với thực bì chủ yếu cây khô nên đám cháy bùng phát rất nhanh, công tác dập lửa gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích đám cháy khoảng 1,1ha chủ yếu là cây bụi, rành rành và một số bạch đàn.
Sau gần 1 tiếng đồng hồ, đám cháy cơ bản đã được khống chế hoàn toàn. Hiện, nguyên nhân đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
“4 tại chỗ và 5 sẵn sàng”
Thừa Thiên Huế là địa phương có diện tích rừng lớn, với tổng diện tích toàn tỉnh hiện có 288.401,82 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 211.243,37 ha; rừng trồng đã thành rừng 77.158,45 ha; diện tích mới trồng chưa thành rừng là 22.883,06 ha; độ che phủ rừng đạt 57,38%.
Với diện tích rừng trồng hơn 100.000 ha nên công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn tỉnh đang gặp không ít khó khăn do tốc độ phát triển trồng rừng sản xuất tăng cao; tác động của con người vào rừng khá lớn. Bên cạnh đó, thời tiết vào những năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng; đặc biệt, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm, làm tăng nguy cơ cháy rừng.
Cụ thể, các đơn vị đã tiến hành xác định 5 vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy lan, cháy lớn để triển khai phương án huy động lực lượng khi xảy ra cháy lớn. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Nhà nước về PCCCR tới nhân dân, chủ rừng trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện. Huấn luyện nghiệp vụ PCCC, trang bị đầy đủ phương tiện PCCC rừng cho các lực lượng. Tổ chức trực ban, trực chỉ huy, trực chòi canh và bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, phối hợp kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, kịp thời phát hiện các điểm cháy để huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu. Đồng thời tổ chức rà soát các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đã được trang cấp để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ - 5 sẵn sàng”.
Đối với các khu rừng trồng tập trung, rừng thông cảnh quan trên địa bàn TP. Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thúc đẩy các chủ rừng chủ động biện pháp lâm sinh dọn thực bì, giảm vật liệu cháy; làm đường băng cản lửa, phát dọn, vệ sinh đường băng đã có trên diện tích các khu rừng trồng. Lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn các chủ rừng thực hiện tốt việc xử lý thực bì để trồng rừng, vệ sinh rừng sau khai thác rừng, thời vụ chăm sóc rừng để đảm bảo hạn chế vật liệu cháy trong mùa khô.
Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, để chủ động cho công tác PCCCR vào ban đêm, đơn vị đã tính toán hết sức cẩn trọng để đảm bảo điều kiện chữa cháy như ban ngày. Ban đêm phải thực hiện các hoạt động bổ trợ như người dẫn đường, điểm tiếp nước có bản đồ, đèn pin.. Đặc biệt là phải thực hiện tốt 4 tại chỗ với các phương án triển khai ở các địa phương.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các đơn vị trong công tác PCCCR có vai trò quan trọng trong việc dập tắt và kiểm soát tốt đám cháy.
Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn cho rằng, nếu thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa kiểm lâm, công an PCCC, chính quyền địa phương, các chủ rừng lớn thì công tác PCCCR sẽ đạt hiệu quả.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.